Viện trợ nước ngoài (Foreign aid)

aid

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Viện trợ nước ngoài là các khoản ưu đãi tài chính, hàng hóa và dịch vụ được tài trợ dành cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy phát triển ở các quốc gia này, thường được thực hiện dưới hình thức hỗ trợ tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật.

Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (Development Assistance Committee – DAC) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra một định nghĩa chính xác hơn được sử dụng bởi câu lạc bộ các nhà tài trợ. Theo đó, viện trợ phải: Continue reading “Viện trợ nước ngoài (Foreign aid)”

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

oecd

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development), viết tắt OECD, là một tổ chức liên chính phủ được thành lập theo một hiệp định ký tại Paris vào ngày 14 tháng 12 năm 1960 nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của các nước thành viên và thế giới, tăng cường thương mại quốc tế. OECD có trụ sở chính đặt tại Paris (Pháp). Continue reading “Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)”

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC)

opec

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu lửa (Organization of Petroleum Exporting Countries), viết tắt OPEC, là một tổ chức liên chính phủ được thành lập tại Hội nghị Baghdad năm 1960. Năm nước thành viên sáng lập của OPEC là Iran, Iraq, Kuwait, Ảrập Xêút, và  Venezuela. Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2009, OPEC có tất cả 12 thành viên, bao gồm Algeria, Angola, Ecuador, Iran, Iraq, Kuwait, Libya, Nigeria, Qatar, Ảrập Xêút, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, và Venezuela. Indonesia là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á từng là thành viên của OPEC từ năm 1962 đến tháng 1 năm 2009. Indonesia rút ra khỏi OPEC sau khi nước này tuyên bố trở thành nước nhập khẩu dầu lửa vào tháng 5 năm 2008. Trụ sở của OPEC đặt tại Viên, Áo và được điều hành bởi một Tổng Thư ký. Continue reading “Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC)”

Quốc hữu hóa (Nationalization)

chav

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Quốc hữu hóa là việc chuyển quyền sở hữu tài sản của một hoặc một số cá nhân hoặc một hoặc một số tổ chức thành tài sản công (tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia). Cá nhân và tổ chức có tài sản bị quốc hữu hóa có thể là công dân hoặc pháp nhân của nước thực hiện việc quốc hữu hóa hoặc có thể là công dân hoặc pháp nhân của một nước khác.

Quốc hữu hóa được luật pháp quốc tế thừa nhận là hành động bảo vệ chủ quyền xác đáng và phù hợp với điều kiện việc bồi thường cho chủ sở hữu cũ được tiến hành một cách công bằng và nhanh chóng. Trong trường hợp nước tiến hành quốc hữu hóa không thực hiện việc bồi thường hoặc việc bồi thường không đáp ứng được các điều kiện trên, hành động quốc hữu hóa lúc đó được hiểu là tịch thu hoặc sung công. Continue reading “Quốc hữu hóa (Nationalization)”

Nước mới công nghiệp hóa (NICs)

hong-kong-harbor

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Các nước mới công nghiệp hóa (Newly Industrialized Countries – NICs), hay các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (Newly Industrialized Economies – NIEs) là một thuật ngữ để chỉ một nhóm các quốc gia thông qua quá trình công nghiệp hóa đã có sự phát triển vượt trội về kinh tế, từ địa vị một nước đang phát triển dần tiệm cận mức độ phát triển của các nền kinh tế tiên tiến. Một số tài liệu ở Việt Nam còn gọi các nước này là “các nước công nghiệp mới”.

Thuật ngữ “các nước mới công nghiệp hóa” được bắt đầu sử dụng phổ biến từ những năm 1970. Có nhiều ý kiến khác nhau về thành phần của nhóm nước này, song đều thống nhất cho rằng nhóm bốn nước và vùng lãnh thổ Đông Á gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore là những nước mới công nghiệp hóa. Bốn nước và vùng lãnh thổ Đông Á này còn được biết đến với tên gọi “Những con hổ châu Á” (Asian Tigers). Continue reading “Nước mới công nghiệp hóa (NICs)”

Nhóm G-77 (Group of 77)

g77

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Nhóm 77 (G-77) là tổ chức liên chính phủ lớn nhất của các nước đang phát triển, hoạt động chủ yếu trong khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc và các cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc. G-77 được thành lập với mục đích tạo tiếng nói chung và thúc đẩy lợi ích kinh tế chung của các nước thành viên, tăng sức mạnh đàm phán trên các vấn đề kinh tế quốc tế được đưa ra tại Liên Hiệp Quốc, và thúc đẩy hợp tác Nam-Nam. Continue reading “Nhóm G-77 (Group of 77)”

Nhóm G-20 (Group of 20)

g20

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga 

G-20 là tên gọi viết tắt của Nhóm 20 Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hai mươi nền kinh tế này bao gồm 19 nước (Anh, Argentina, Australia, Ảrập Xêút, Ấn Độ, Brazil, Canada, Đức, Hàn Quốc, Indonesia, Mexico, Mỹ, Nam Phi, Nhật Bản, Liên bang Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, và Ý) và Liên minh châu Âu. Liên minh châu Âu được đại diện bởi nước giữ vai trò chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu và đại diện Ngân hàng Trung ương châu Âu. Ngoài 20 thành viên chính thức trên, trong các cuộc họp của G-20 còn có sự tham gia của Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Chủ tịch của Ủy ban Tiền tệ và Tài chính Quốc tế (IMFC) và Chủ tịch Ủy ban Phát triển (DC) của IMF và WB. Continue reading “Nhóm G-20 (Group of 20)”

#33 – Của cải và quyền lực: Chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa dân tộc kinh tế

ships-bristol

Nguồn: David Balaam & Michael Veseth (2007). “Wealth and Power: Mercantilism and Economic Nationalism”, in D. Balaam & M. Veseth (eds) Introduction to International Political Economy, 4th ed. (London: Pearson Education), Chapter 2.

Biên dịch: Đinh Thị Hiền Lương | Hiệu đính: Nguyễn Thị Tố Nga

Tổng quan

Chủ nghĩa trọng thương là quan điểm lý thuyết lâu đời nhất, xét về phương diện lịch sử, trong nghiên cứu kinh tế chính trị quốc tế (KTCTQT). Trọng tâm của chủ nghĩa trọng thương là vấn đề an ninh và vai trò của nhà nước và thị trường trong việc cung cấp và duy trì an ninh quốc gia. Chương này bắt đầu bằng việc xem xét ba khía cạnh của chủ nghĩa trọng thương: chủ nghĩa trọng thương là một giai đoạn của lịch sử thế giới, là một triết lý chính trị hoặc thế giới quan tồn tại trong giai đoạn lịch sử đó, và là một tập hợp các chính sách và các biện pháp thực thi của nhà nước bắt nguồn từ triết lý đó. Continue reading “#33 – Của cải và quyền lực: Chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa dân tộc kinh tế”