Tại sao lá cờ cũ của Hà Lan là biểu tượng phân biệt chủng tộc?

20150627_usp505

Nguồn:How an old Dutch flag became a racist symbol”, The Economist, 22/6/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các phần tử phản động thường thích thú với những lá cờ không còn tồn tại. Dylann Roof, một kẻ 21 tuổi theo thuyết Người da trắng thượng đẳng vừa bị bắt vì tội giết chín người Mỹ gốc Phi tại một nhà thờ ở Charleston vào tuần trước, từng đăng hình ảnh của một vài lá cờ như thế lên mạng internet. Trên một trang web mà hắn tạo ra để quảng bá các quan điểm phân biệt chủng tộc của mình (hiện đã bị gỡ bỏ), có hình ảnh hắn đang cầm lá cờ cũ nổi tiếng của Mỹ: cờ Liên minh miền Nam Hoa Kỳ, đại diện cho phe ủng hộ chế độ nô lệ trong cuộc nội chiến Mỹ. Thêm nữa, trong một bài đăng trên Facebook, Roof mặc một chiếc áo khoác in hình lá cờ cũ của Rhodesia (nay là Zimbabwe) và lá cờ thời phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Trong đó, lá cờ cũ của Nam Phi là gây tò mò nhất, vì nó được dựa trên một lá cờ cũ của Cộng hòa Hà Lan hồi thế kỷ 18. Kỳ lạ hơn nữa, chính lá cờ cũ đó của Hà Lan cũng mang ẩn ý về sự phản động và phân biệt chủng tộc. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao lá cờ cũ của Hà Lan là biểu tượng phân biệt chủng tộc?”

Vì sao thế giới nghiện vay nợ?

debt

Nguồn:  “Why the world is addicted to debt”, The Economist, 17/05/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

NỢ là “không khí cần cho sự sống của thương mại hiện đại”. Những lời này được Daniel Webster, một thượng nghị sĩ Mỹ phát biểu vào năm 1834 khi thị trường trái phiếu của Mỹ vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Ngày nay thế giới đang bị tê liệt bởi quá nhiều nợ. Các khoản vay của các hộ gia đình, các chính phủ, các doanh nghiệp và các công ty tài chính tăng từ 246% GDP năm 2000 lên 286% ngày nay.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2007, tỉ lệ nợ trên GDP của 41 trong 47 nền kinh tế lớn đã tăng lên, theo theo dõi của McKinsey, một công ty tư vấn. Với mỗi một đô la tăng thêm của sản lượng, thế giới lại tạo ra một khoản nợ lớn hơn một đô la. Khi mạng lưới các khoản nợ dày đặc hơn bao giờ hết này co lại quá một mức độ nào đó thì điều đó là không tốt đối với tăng trưởng, làm cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình dễ bị tổn thưởng trước những cú sốc và tình trạng vỡ nợ gây thiệt hại lớn. Vì sao thế giới lại nghiện vay nợ đến vậy? Continue reading “Vì sao thế giới nghiện vay nợ?”