Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông từ 1995 đến nay

bilde

Tác giả: M. Taylor Fravel | Biên dịch: Trần Quang

Chính sách của Mỹ đối với Biển Đông thay đổi và vận động phụ thuộc cơ bản vào việc các tranh chấp sẽ diễn biến như thế nào, hành vi của Trung Quốc hung hăng hay hòa dịu, hợp tác. Với tình hình tranh chấp và hành vi của Trung Quốc thời gian gần đây, chắc chắn Mỹ sẽ tăng cường đẩy mạnh sự can dự của mình vào vấn đề Biển Đông.

Tóm tắt nội dung

Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông có 4 đặc điểm. Đầu tiên, Mỹ sẽ có sự thay đổi về chính sách nhằm đối phó với những thay đổi về mức độ căng thẳng trong tranh chấp. Thứ hai, Continue reading “Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông từ 1995 đến nay”

Hoa Kỳ cần ban hành một “Chiến lược quốc gia về Biển Đông”

Biên dịch: Bùi Hữu Duyệt | Hiệu đính: Vũ Thành Công

360225496

Trung Quốc đang dần hiện thực hoátuyên bố chủ quyền trên biển Đông bằng các động thái hung hăng. Đứng trước tình hình đó, Hoa Kỳ cần thay đổi thái độ từ giữ nguyên hiện trạng sang chủ động thúc đẩy hoà bình, quyết tâm bảo vệ quyền lợi hàng hải của mình trong khu vực. Trong báo cáo Một chiến lược quốc gia về biển Đông đăng tháng 04/2014 trên tạp chí Backrgrounder, hai học giả Steven Groves và Dean Cheng đề xuất việc công bố Chính sách quốc gia về biển Đông của nước Mỹ, xem đây là phương tiện hữu hiệu để thực hiện bước chuyển đổi trên. Phần dưới đây lược dịch và giới thiệu các lập luận và các khuyến nghị chính sách chính của báo cáo. Continue reading “Hoa Kỳ cần ban hành một “Chiến lược quốc gia về Biển Đông””

Các vấn đề của chiến lược xoay trục: Những gì Washington nên nhượng bộ ở Châu Á

Tác giả: Jennifer Lind | Biên dịch: Trần Anh Phúc

img-obamashinzoabe090513_113027343217.jpg_item_large

Những lời hứa bảo vệ đồng minh ở Đông Á của Hoa Kỳ là nền tảng của an ninh khu vực. Tuy nhiên, những lời bàn tán về độ tin cậy của những lời hứa đó đang ngày càng tăng. Trong khi đó, Trung Quốc lại tiếp tục khẳng định các yêu sách của mình đối với các quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông và biển Hoa Nam (Biển Đông) thông qua cái gọi là chiến thuật “cắt từng lát” (chiến thuật salami): lần lượt tiến hành các động thái khiêu khích nối tiếp, giống như cắt từng lát salami. Mỗi hành động khiêu khích góp phần nâng cao lập trường của Trung Quốc nhưng lại là quá nhỏ để phải nhận một phản ứng mạnh mẽ. Nhiều nhà bình luận cho rằng Hoa Kỳ phải tăng cường răn đe bằng cách đưa ra những cam kết rõ ràng và mạnh mẽ hơn đối với các đồng minh của mình. Continue reading “Các vấn đề của chiến lược xoay trục: Những gì Washington nên nhượng bộ ở Châu Á”

Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam chống  lại sự cưỡng ép của Trung Quốc

Tác giả: Patrick M. Cronin | Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Tháng 10 năm ngoái trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hứa sẽ tăng cường “niềm tin chính trị” giữa hai bên yêu sách trên Biển Đông. Tuần vừa rồi, khi tôi phát biểu tại một hội thảo tại Đà Nẵng, Việt Nam, nơi rõ ràng không có mặt các đại biểu Trung Quốc, các lời cáo buộc mạnh mẽ đã xuất hiện đầy rẫy tại hội thảo cũng như trên báo chí. Lý do trực tiếp của căng thẳng là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Từ khi diễn ra hành động đơn phương này hồi đầu tháng 5, Trung Quốc đã tạo nên một vành đai bảo vệ xung quanh giàn khoan bằng cách triển khai các tàu quân sự, tuần duyên và tàu đánh cá theo các vòng tròn tuần tra đồng tâm. Cho tới nay, một tàu cá của Việt Nam đã bị đâm chìm và Trung Quốc đã đưa ra các cáo buộc vô căn cứ rằng các tàu của Việt Nam đã va đâm tàu Trung Quốc hơn 1.400 lần. Các video hai bên đối đầu nhau hiện có trên internet. Continue reading “Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam chống  lại sự cưỡng ép của Trung Quốc”

Chính sách Biển Đông của chính phủ Obama 2014: Một đề xuất lịch trình 4 điểm

Biên dịch & tóm tắt: Hàng Duy Linh | Hiệu đính: Vũ Thành Công

Lời dẫn: Trong thời gian còn lại của 2014, Biển Đông nhiều khả năng là một đề tài của các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương. Cụ thể:

  • Tháng 5: Bộ trưởng quốc phòng Hagel tham dự đối thoại Shangri-La tại Singapore
  • Tháng 6: Tổng thống Obama tham dự Thượng đỉnh G7 tại Bỉ
  • Tháng 7: Thứ trưởng ngoại giao Burns tham gia đối thoại an ninh chiến lược với Trung Quốc tại Bắc Kinh
  • Tháng 8: Ngoại trưởng Kerry tham gia ASEAN Regional Forum tại Myanmar

Continue reading “Chính sách Biển Đông của chính phủ Obama 2014: Một đề xuất lịch trình 4 điểm”

Trung Quốc trỗi dậy và chiến lược hai trục của Mỹ tại biển Đông

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Các hành động xác lập chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông, đặc biệt qua vụ giàn khoan 981, đã làm chocác nước trong khu vực quan ngại, kéo theo đó là nhiều tiếng nói yêu cầu sự hiện diện mạnh mẻ hơn của Mỹ. Tuy vậy, từ năm 2011, khi chính phủ ông Obama công bố chính sách xoay trục (sau đó là tái cân bằng) luôn có những luồng đánh giá khác nhau. Một mặt, có ý kiến cho rằng chính sách này đang đi đúng hướng và tạo ra sự đồng thuận lớn với các nước trong vùng, từ đó tạo điều kiện cho Mỹ tái khẳng định lại vai trò lãnh đạo của mình tại khu vực Thái Bình Dương. Continue reading “Trung Quốc trỗi dậy và chiến lược hai trục của Mỹ tại biển Đông”

Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ – Trung

Tác giả: Lê Hồng Hiệp | Biên dịch: Trâm Anh

Liệu Việt Nam có thể vun đắp mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ mà không giẫm lên chân Trung Quốc?

Đầu năm 1833, một phái đoàn Mỹ do Edmund Roberts dẫn đầu đã tới Việt Nam trên chiếc chiến hạm nhẹ USS Peacock neo đậu tại vịnh Vũng Lắm, ngoài khơi tỉnh Phú Yên ngày nay. Với tư cách là một “phái viên đặc biệt” của Tổng thống Andrew Jackson, Roberts đã đề xuất ký kết một hiệp định thương mại với nhà Nguyễn nhưng sứ mệnh không hoàn thành do những hiểu lầm từ rào cản ngôn ngữ và chính sách bế quan tỏa cảng lúc bấy giờ của Việt Nam gây ra. Continue reading “Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ – Trung”