Xã hội dân sự toàn cầu (Global civil society)

globalcivil-society

Tác giả: Hoàng Thanh Hằng

Cùng với quá trình toàn cầu hóa, sự liên kết kinh tế, chính trị, và những biểu hiện của thị trường trên quy mô toàn cầu, xã hội dân sự toàn cầu đã xuất hiện. Dấu hiệu của nó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tổ chức phi chính phủ, các phong trào dân sự, các mạng lưới liên kết vì những mục đích khác nhau trên quy mô toàn cầu. Những tổ chức, nhóm và phong trào này hoạt động tích cực về chính trị, mang định hướng quốc tế với các mạng lưới quan hệ phát triển cao, có khả năng tập hợp các nguồn lực và sử dụng các công nghệ thông tin liên lạc hiện đại. Continue reading “Xã hội dân sự toàn cầu (Global civil society)”

Quản trị toàn cầu (Global governance)

Renewing-America-Globe-Hands-20130423

Tác giả: Hoàng Thanh Hằng

Quản trị toàn cầu là tập hợp các thể chế, quy định, chuẩn tắc và dàn xếp pháp lý nhằm quản lý quan hệ giữa các quốc gia và tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực vấn đề khác nhau.

Quản trị toàn cầu có thể được xem là một nhân tố mới làm thay đổi nền chính trị thế giới hiện đại. Quản trị toàn cầu ra đời cùng với sự xuất hiện của các chủ thể mới trong quan hệ quốc tế và được thúc đẩy bởi ba yếu tố quan trọng. Continue reading “Quản trị toàn cầu (Global governance)”

Quan hệ Bắc – Nam (North – South relations)

northsouth

Tác giả: Hoàng Thanh Hằng

Quan hệ Bắc – Nam là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa các nước công nghiệp phát triển, giàu có nằm tập trung ở Bắc bán cầu với các nước nghèo, đang phát triển chủ yếu nằm ở Nam bán cầu. Mối quan hệ này trở thành vấn đề của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai khi các nước phương Nam giành được độc lập, thoát khỏi chế độ cai trị thực dân của các nước phương Bắc. Continue reading “Quan hệ Bắc – Nam (North – South relations)”

Phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence)

interdependence

Tác giả: Hoàng Thanh Hằng & Lê Hồng Hiệp

Sự phụ thuộc lẫn nhau là tình trạng của mối quan hệ giữa hai bên mà trong đó thiệt hại của việc cắt đứt quan hệ hay giảm bớt các trao đổi là tương đương nhau đối với mỗi bên. Còn theo Joseph Nye, sự phụ thuộc lẫn nhau đề cập đến tình trạng mà trong đó các tác nhân hay sự kiện trong các bộ phận khác nhau của hệ thống ảnh hưởng đến nhau.

Khái niệm “phụ thuộc lẫn nhau” bắt đầu được nghiên cứu từ đầu những năm 1970 khi xuất hiện ba thay đổi quan trọng trong quan hệ quốc tế. Thứ nhất, các quốc gia ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực vấn đề, từ thương mại tới an ninh. Continue reading “Phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence)”

Hợp tác (Cooperation)

Cooperation

Tác giả: Hoàng Thanh Hằng

Theo Robert Axelrod và Robert O. Keohane, sự hợp tác diễn ra khi các chủ thể điều chỉnh hành vi của họ trước các mong muốn thực tế hoặc dự đoán về mong muốn của những người khác. Sự hợp tác không đồng nghĩa với sự hài hòa. Sự hài hòa đòi hỏi sự đồng nhất hoàn toàn của các lợi ích. Sự hợp tác diễn ra trong bối cảnh chứa đựng nhiều mâu thuẫn đối ngược và bổ sung nhau.

Mong muốn của mỗi chủ thể dựa trên những nhận định của họ về lợi ích. Việc lợi ích tương đồng nhiều hay ít tác động đến việc các chủ thể có hợp tác với nhau hay không. Khi lợi ích tương đồng các quốc gia dễ dàng hợp tác cùng nhau hơn, và khó hợp tác hơn khi lợi ích cách biệt nhau. Continue reading “Hợp tác (Cooperation)”

#2 – Ba tư tưởng về kinh tế chính trị

Geese fly over the Martin Luther King, Jr. Memorial during celebrations of the birthday of the civil rights leader

Nguồn: Gilpin, Robert. “Three Ideologies of Political Economy” (Chapter 2), in R. Gilpin, The Political Economy of International Relations (Princeton University Press, 1987), pp. 25-64.

Biên dịch: Hoàng Thanh Hằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một thế kỷ rưỡi qua, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa dân tộc, và chủ nghĩa Mác đã chia rẽ nhân loại. Cuốn sách này sử dụng thuật ngữ “tư tưởng” để chỉ “hệ thống các suy nghĩ và niềm tin mà các cá nhân và nhóm người dùng để giải thích hệ thống xã hội của họ vận hành như thế nào và theo những nguyên tắc nào” (Heilbroner, 1985,tr.107). Cuộc tranh luận giữa ba học thuyết này xoay xung quanh vai trò và tầm quan trọng của của thị trường đối với việc tổ chức xã hội và các hoạt động kinh tế. Continue reading “#2 – Ba tư tưởng về kinh tế chính trị”