Tại sao người VN phản ứng trái ngược trước vắc-xin TQ và phương Tây?

Nguồn: Hoàng Thị Hà, “A Tale of Two Vaccines in Vietnam”, Fulcrum, 12/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Hai sự kiện tương tự nhau nhưng phản ứng của người dân lại hoàn toàn khác nhau. Ngày 7/7, Việt Nam tiến hành tiếp nhận 97.000 liều vắc-xin Pfizer được chuyển về nước. Thứ trưởng Y tế Việt Nam và Đại biện lâm thời Đại sứ quán Hoa Kỳ đã chủ trì buổi lễ chuyển giao. Số lượng khiêm tốn này là lô đầu tiên trong số 31 triệu liều vắc-xin mà chính phủ Việt Nam đặt hàng từ Pfizer-BioNTech, một công ty liên kết giữa Mỹ và Đức. Chỉ hai tuần trước đó, một buổi lễ tương tự đã được tổ chức để tiếp nhận 500.000 liều vắc-xin Sinopharm do Trung Quốc tài trợ. Bộ trưởng Y tế Việt Nam và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam cũng tham dự buổi lễ.

Nhìn chung, có sự cân bằng trong cấp độ lễ tân và ý nghĩa chính trị mà chính phủ Việt Nam dành cho cả hai sự kiện. Tuy nhiên, phản ứng của công chúng trên cả phương tiện truyền thông chính thống và mạng xã hội cho thấy thái độ đa phần tiêu cực đối với vắc-xin Trung Quốc, trái ngược với sự đón nhận nhiệt tình của họ đối với vắc-xin phương Tây. Continue reading “Tại sao người VN phản ứng trái ngược trước vắc-xin TQ và phương Tây?”

Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Bình mới rượu cũ?

Tác giả: Hoàng Thị Hà | Biên dịch: Trần Quang

Giới thiệu

Kể từ khi chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do” (FOIP) của Tổng thống Mỹ Donald Trump được đưa ra và Đối thoại an ninh 4 bên hay còn gọi là Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc) được khôi phục vào cuối năm 2017, khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã được chú ý nhiều trong diễn ngôn về quan hệ quốc tế. Tuy vậy, ngay cả những bên đề xuất sáng kiến này cũng không có nhận thức chung hay một định nghĩa chính thức về thuật ngữ này. Trong 2 năm qua, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã đưa ra những cách lý giải riêng của họ về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khi họ đưa khái niệm này vào chính sách đối ngoại nước mình. Trong khi đó Trung Quốc vẫn tránh xa cuộc luận bàn về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nghi ngờ đây là một chiến dịch nhằm kiềm chế Trung Quốc. Continue reading “Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Bình mới rượu cũ?”