#239 – Trung Quốc từ bỏ chính sách không can thiệp: Trường hợp châu Phi

2012.03.30.china-africa

Nguồn: Harry Verhoeven (2014). “Is Beijing’s Non-Interference Policy History? How Africa Is Changing China”, The Washington Quarterly, Vol. 37, No. 2, pp. 55–70.

Biên dịch: Hoàng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Sự thắt chặt nhanh chóng trong mối quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là Trung Quốc) với 54 nước châu Phi mang ý nghĩa địa chính trị to lớn. Khó mà có thể hiểu được Trung Quốc đã duy trì được sự tăng trưởng ngoạn mục hàng năm của mình như thế nào nếu không có sự đóng góp của xuất khẩu nguyên liệu từ châu Phi và lợi nhuận của những doanh nghiệp Trung Quốc thu được từ nhu cầu của châu Phi về hàng tiêu dùng, về các dự án xây dựng, và về dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông. Lượng văn liệu đồ sộ về câu chuyện Trung Quốc- châu Phi gồm những nghiên cứu cho rằng chính Bắc Kinh đã dẫn đến sự tái thuộc địa hóa cả châu lục[1] đối  chọi với những phân tích tán dương Trung Quốc như là vị cứu tinh của châu Phi vào lúc mà phương Tây chỉ can dự tới châu lục này qua lăng kính của cuộc chiến quốc tế chống khủng bố và các dự án từ thiện được vận động bởi các ngôi sao nhạc rock.[2]  Continue reading “#239 – Trung Quốc từ bỏ chính sách không can thiệp: Trường hợp châu Phi”

Tại sao cần đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran?

missile_2353892b

Nguồn: Michel Rocard, “Iran in the Middle”, Project Syndicate, 10/12/2014.

Biên dịch: Hoàng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các cuộc đàm phán quốc tế về chương trình hạt nhân của Iran, bằng hình thức này hay hình thức khác, diễn ra đến nay đã hơn một thập niên. Vậy nên sẽ chẳng có gì là ngạc nhiên khi thời hạn chót cho thỏa thuận cuối cùng một lần nữa lại được gia hạn. Iran và các nước đối thoại – năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức (nhóm P5+1) – giờ đây cần đạt được một sự đồng thuận từ nay đến hết tháng 6.

Đó là một diễn tiến gây nản chí, và có thể dễ dàng nói rằng quá trình này tất yếu sẽ thất bại. Nhưng vẫn có lý do để hy vọng. Trong các vòng đang diễn ra của cuộc đàm phán, hai thành viên chủ chốt, Iran và Hoa Kỳ, có vẻ đã sẵn sàng – nếu không nói là quyết tâm – đưa các cuộc đàm phán đến một kết thúc thành công. Continue reading “Tại sao cần đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran?”