#149 – An ninh con người: Thay đổi lớn hay mốt nhất thời?

Chad-Harne-Waddaye73282lpr

Nguồn: Roland Paris (2001). “Human Security: Paradigm Shift or Hot Air?” International Security, Vol. 26, No. 2, pp. 87–102.>>PDF

Biên dịch: Võ Thị Trúc Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

An ninh con người là thuật ngữ gần đây nhất trong một loạt từ mới được sáng tạo – bao gồm an ninh chung, an ninh toàn cầu, an ninh hợp tác, và an ninh toàn diện – những khái niệm vốn khuyến khích các nhà hoạch định chính sách và các học giả nghĩ về an ninh quốc tế vượt ra ngoài vấn đề bảo vệ các lợi ích quốc gia và lãnh thổ thông qua biện pháp quân sự. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về an ninh con người, hầu hết các công thức đều nhấn mạnh đến phúc lợi của dân thường. Continue reading “#149 – An ninh con người: Thay đổi lớn hay mốt nhất thời?”

#102 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 2)

Nguồn: John J. Mearsheimer (1990). “Back to the Future: Instability in Europe after the Cold War”, International Security, Vol. 15, No. 1. (Summer), pp. 5-56.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: #101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)

Dự đoán tương lai: Sự Balkan hóa Châu Âu?

Trật tự mới nào sẽ nổi lên ở Châu Âu nếu Liên Xô và Mỹ rút về nước và Chiến tranh Lạnh kết thúc? Nó sẽ có những đặc điểm nào? Và nó sẽ nguy hiểm ra sao?

Chắc chắn là trật tự hai cực sẽ biến mất và hệ thống đa cực sẽ nổi lên trong trật tự mới tại Châu Âu. Hai khía cạnh khác của trật tự mới – sự phân chia quyền lực giữa các nước lớn và sự phân bổ vũ khí hạt nhân giữa họ – không được xác định trước, và một số dàn xếp có thể xảy ra. Có sự khác biệt rõ rệt trong tính ổn định của những dàn xếp này. Phần này sẽ xem xét phạm vi những mối nguy hiểm mà mỗi dàn xếp sẽ mang lại và khả năng chúng trở thành hiện thực. Continue reading “#102 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 2)”

#101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)

Nguồn: John J. Mearsheimer (1990). “Back to the Future: Instability in Europe after the Cold War”, International Security, Vol. 15, No. 1. (Summer), pp. 5-56.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: #18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh

Những thay đổi sâu sắc diễn ra tại Châu Âu đang được nhìn nhận một cách rộng rãi như điềm báo về một kỷ nguyên hòa bình mới. Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh cho thấy nguy cơ chiến tranh luôn đè nặng lên Châu Âu trong suốt hơn bốn thập niên đã được gỡ bỏ. Gươm kiếm nay đã trở thành lưỡi cày; sự hòa thuận ngự trị giữa các quốc gia và dân tộc ở Châu Âu. Trung Âu, nơi đã phải rên xiết trong một thời gian dài vì những lực lượng ồ ạt của hai khối quân sự, bây giờ có thể cải tạo những căn cứ quân sự thành khu công nghiệp, sân chơi và chung cư. Continue reading “#101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)”

#18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh

missiles

Nguồn: Waltz, Kenneth N. (2000). “Structural Realism after the Cold War”, International Security, Vol. 25, No. 1. (Summer, 2000), pp. 5-41.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Một bộ phận các nhà nghiên cứu chính trị quốc tế tin rằng chủ nghĩa hiện thực đã trở nên lỗi thời.[1] Theo họ, mặc dù các khái niệm của chủ nghĩa hiện thực về tình trạng vô chính phủ, nguyên tắc tự cứu và cân bằng quyền lực có thể phù hợp trong quá khứ nhưng nay đã bị thay thế do tình hình thay đổi và bị áp đảo bởi các tư tưởng tốt hơn. Thời đại mới cần những tư tưởng mới. Tình hình chuyển biến yêu cầu các lý thuyết hoặc phải được xem xét lại hoặc phải được thay thế bởi những lý thuyết hoàn toàn khác. Continue reading “#18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh”