Cuộc chiến ý tưởng của Trung Quốc ở Biển Đông

Nguồn: James Borton và Sherry Chen, “China’s war of ideas in the South China Sea,” Nikkei Asia, 18/07/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang sử dụng các viện nghiên cứu để hợp pháp hóa yêu sách hàng hải và định hình nhận thức toàn cầu.

Trong lúc các cuộc tuần tra hải quân và việc xây dựng đảo nhân tạo thường xuyên chiếm sóng tin tức về Biển Đông, Trung Quốc đang triển khai một chiến dịch khác, lặng lẽ hơn – một chiến dịch không diễn ra trên biển, mà trong các phòng hội thảo, cuộc họp chính sách, và đối thoại học thuật. Đi đầu trong chiến dịch này là các viện nghiên cứu Trung Quốc do nhà nước hậu thuẫn, những đơn vị đang dần định hình câu chuyện xoay quanh tham vọng hàng hải của Bắc Kinh. Continue reading “Cuộc chiến ý tưởng của Trung Quốc ở Biển Đông”

Hệ lụy môi trường từ việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo

philippines-have

Nguồn: James Borton & Nguyễn Chu Hồi, “China and the Deep Blue Sea,” Project Syndicate, 08/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ tháng 12 năm 2013, Trung Quốc đã bồi đắp thêm 1.200 hecta vào các đảo trên Biển Đông. Những nỗ lực bồi đắp này có ngụ ý địa chính trị rõ ràng: Hầu hết các hoạt động bồi đắp đều diễn ra ở Trường Sa, một quần đảo nằm trong vùng nước có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Malaysia, và Philippines, cùng với Trung Quốc, Đài Loan, và Brunei.

Tuy nhiên, người ta lại ít bàn đến tác động đang tiến gần đến mức thảm họa của dự án này đối với môi trường. Các hoạt động của Trung Quốc đang gây nguy hiểm cho các quần thể cá, đe dọa sự đa dạng sinh học biển, và tạo ra mối đe dọa dài hạn đối với một trong những sinh cảnh biển đẹp mắt nhất của thế giới. Continue reading “Hệ lụy môi trường từ việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo”

<\/div>","ppAdditionalControls":"