Mỹ nên thúc đẩy dân chủ ở Nga và Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Larry Diamond, “Democracy Demotion Foreign Affairs, July/August 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tái khởi động việc thúc đẩy dân chủ

Không có một biện pháp kỹ thuật nào có thể giải quyết các vấn đề gây thiệt hại cho tiến trình thúc đẩy dân chủ . Vấn đề là rất lớn, sâu sắc và đã tồn tại từ lâu. Do đó giải pháp cũng phải dài hơi như thế. Trước tiên, các nhà lãnh đạo Mỹ phải nhận thức rằng họ đang một lần nữa đứng giữa cuộc cạnh tranh toàn cầu về các giá trị và tư tưởng. Cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Điện Kremlin đều đang chiến đấu quyết liệt và bất chấp. Chiến thuật trung tâm của Kremlin là bác bỏ việc tồn tại sự thật khách quan, chứ đừng nói đến các giá trị phổ quát. Nếu không tồn tại sự thật khách quan, và không có giá trị đạo đức nào sâu sắc hơn bản thân quyền lực, thì kẻ nói dối vĩ đại nhất sẽ thắng – và dĩ nhiên đó là Putin. Giới lãnh đạo của Trung Quốc thì đang chơi một cuộc chơi dài hơi hơn: thâm nhập vào các xã hội dân chủ và chậm rãi làm suy yếu chúng từ bên trong. Họ có trong tay nhiều thủ pháp hơn, cùng với một nền tảng tài lực mạnh hơn hẳn Nga – trong đó quan trọng nhất là mạng lưới khổng lồ các cá nhân và tổ chức thuộc đảng Cộng sản, nhà nước và các chủ thể phi chính phủ. Continue reading “Mỹ nên thúc đẩy dân chủ ở Nga và Trung Quốc như thế nào?”

Lý giải sự suy thoái toàn cầu của dân chủ hiện nay

Nguồn: Larry Diamond, “Democracy Demotion Foreign Affairs, July/August 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong ba thập niên kể từ giữa những năm 1970, thế giới chứng kiến một làn sóng mở rộng dân chủ đầy ấn tượng – thường được gọi là “làn sóng thứ ba” – với việc nhiều chế độ chuyên chế bị sụp đổ hay phải cải tổ lại. Đến năm 1993, phần lớn các nước với dân số trên 1 triệu người đã trở thành các quôc gia dân chủ. Mức độ tự do, theo Freedom House, cũng dần tăng. Trong phần lớn các năm từ 1991 đến 2005, có nhiều quốc gia giành được tự do hơn là mất tự do.

Song vào khoảng năm 2006, đà tiến lên của dân chủ bị chững lại. Mỗi năm kể từ 2007, trái ngược với xu thế hậu Chiến tranh Lạnh trước đó, nhiều quốc gia chứng kiến tự do của họ suy giảm hơn là tăng. Pháp quyền bị giáng một đòn nặng, đặc biệt là ở châu Phi và các nước hậu cộng sản; tự do dân sự và các quyền bầu cử cũng đồng thời suy thoái. Continue reading “Lý giải sự suy thoái toàn cầu của dân chủ hiện nay”

#223 – Trung Quốc và dân chủ ở Đông Á: Làn sóng sắp đến

A girl of Myanmar heritage holds a placard during a pro-democracy rally in New Delhi

Nguồn: Larry Diamond (2012). “China and East Asian Democracy: The Coming Wave”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 1, pp. 5-13.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu có một làn sóng lớn mới đối với triển vọng dân chủ toàn cầu trong thập kỷ này, thì khu vực khởi nguồn rất có thể là Đông Á.

Với sự bùng nổ của hàng loạt phong trào thay đổi mang tính chất dân chủ trên khắp thế giới Ả Rập trong năm 2011, những nhà phân tích đầy hy vọng về triển vọng dân chủ toàn cầu đã tập trung sự chú ý vào khu vực Trung Đông. Ba chế độ Ả Rập chuyên quyền (Tunisia, Ai Cập và Libya) đã sụp đổ trong năm vừa qua. Ít nhất thì hai chế độ chuyên quyền nữa (Yemen và Syria) dường như cũng không thể tránh khỏi sự chấm dứt sớm. Các áp lực thay đổi dân chủ thực sự xuất hiện ngày càng nhiều ở Marốc, Jordan, Chính quyền Palestine và có thể là Kuwait. Các áp lực này cũng tồn tại dai dẳng ở cả Bahrain. Continue reading “#223 – Trung Quốc và dân chủ ở Đông Á: Làn sóng sắp đến”

Tập Cận Bình có thể là lãnh đạo cộng sản cuối cùng ở TQ

141003052048_sp_hong_kong_protesta_624x351_ap

Tác giả: Larry Diamond | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: Trung Quốc và Hồng Kông: Chúng tôi cử, các anh bầu

Tính đến thời điểm này, Bắc Kinh không thể đàm phán hay đàn áp các cuộc biểu tình tại Hong Kong.

Các cuộc biểu tình quy mô lớn làm rung chuyển Hong Kong trong những ngày vừa qua mang tới những tác động vượt xa khỏi Đặc khu Hành chính với 7 triệu dân này. Với việc từ chối kế hoạch tổ chức các cuộc bầu cử Đặc khu trưởng giả dối của Bắc Kinh, tập hợp hàng chục ngàn người xuống đường trong nhiều ngày, và tạo ra một làn sóng phản kháng với biểu tượng ôn hoà (chiếc dù) trước những phản ứng mang tính leo thang và kích động của cảnh sát, các cuộc biểu tình dẫn đầu bởi giới trẻ đã tạo ra thách thức nghiêm trọng nhất đối với chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn 25 năm trước. Continue reading “Tập Cận Bình có thể là lãnh đạo cộng sản cuối cùng ở TQ”