Hong Kong áp dụng triết lý ‘an ninh toàn diện’ của Tập

Nguồn: Kenji Kawase, “Hong Kong embraces Xi’s ‘holistic’ security dogma on education day,” Nikkei Asia, 15/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hong Kong đã tiếp tục tôn vinh cách tiếp cận an ninh chặt chẽ, triệt để, bất chấp những nỗ lực trấn an nhà đầu tư.

Thứ Hai vừa qua, Trưởng đặc khu Hong Kong Lý Gia Siêu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của “cách tiếp cận toàn diện đối với an ninh quốc gia,” một dấu hiệu cho thấy chính quyền đặc khu đang tăng cường áp dụng học thuyết của Chủ tịch Tập Cận Bình.

“Chủ đề chính ngày hôm nay là kỷ niệm 10 năm ‘cách tiếp cận toàn diện đối với an ninh quốc gia,’” Lý nói tại lễ khai mạc sự kiện Ngày Giáo dục An ninh Quốc gia Hong Kong hôm thứ Hai. Ông mô tả cách tiếp cận này là “chiến lược thiết yếu và hệ thống hoàn chỉnh” để bảo vệ an ninh quốc gia. Continue reading “Hong Kong áp dụng triết lý ‘an ninh toàn diện’ của Tập”

Việc Hong Kong mất tự do cho thấy ưu tiên của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Hong Kong’s lost freedom shows Xi Jinping’s priorities,” Nikkei Asia, 04/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự cố Đồng La Loan Thư Điếm là điềm báo về nguyên tắc “an ninh là trên hết” của chế độ Tập Cận Bình.

Trung Quốc đang hướng tới một nền kinh tế cởi mở hơn? Hay họ muốn ưu tiên an ninh quốc gia? Đây có lẽ là câu hỏi hóc búa nhất mà các nhà đầu tư toàn cầu phải đối mặt khi cân nhắc tình hình Trung Quốc ngày nay.

Trong khi chế độ cộng sản chủ trương “mở cửa nền kinh tế với tiêu chuẩn cao” để đạt được mục tiêu tăng trưởng 5%, họ cũng đang thúc đẩy việc hiện thực hóa an ninh quốc gia kiểu Trung Quốc, trong đó “an ninh chính trị” và “an ninh chế độ” là các ưu tiên hàng đầu, vượt trên các chính sách khác, bao gồm cả các chính sách kinh tế. Continue reading “Việc Hong Kong mất tự do cho thấy ưu tiên của Tập Cận Bình”

Người Hong Kong đang xóa bỏ tàn tích quá khứ tự do của họ

Nguồn: Maya Wang, “Hong Kongers Are Purging the Evidence of Their Lost Freedom,” New York Times, 26/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Tôi nên làm gì với số báo Apple Daily đó?”

Một người Hong Kong mà tôi vừa trò chuyện qua điện thoại dạo gần đây đã đột nhiên hạ giọng khi hỏi câu này, nhắc tới tờ báo ủng hộ dân chủ mà chính phủ Trung Quốc buộc đóng cửa vào năm 2021.

“Tôi nên ném chúng đi hay gửi chúng cho bà?”

Những cuộc trò chuyện của tôi với những người bạn Hong Kong giờ đây tràn ngập những lời thì thầm như vậy. Tuần trước, thành phố này đã ban hành một luật an ninh hà khắc – cuộc tấn công qua kênh lập pháp thứ hai đối với các quyền tự do của Hong Kong kể từ năm 2020. Được gọi là Điều 23 (Article 23), đạo luật mới mở rộng Luật An ninh Quốc gia và hình sự hóa những hành vi mơ hồ như sở hữu thông tin “có lợi trực tiếp hoặc gián tiếp cho thế lực bên ngoài.” Continue reading “Người Hong Kong đang xóa bỏ tàn tích quá khứ tự do của họ”

Sự thực về cáo buộc ‘thông đồng thế lực nước ngoài’ chống lại Jimmy Lai

Nguồn: Luke de Pulford, “How I Became a Prop in Hong Kong’s Show Trials,” Foreign Policy, 11/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đang sử dụng các biện pháp tra tấn và ép cung trong vụ điều tra và truy tố Jimmy Lai.

Bắc Kinh có thói quen để dành những công việc bẩn thỉu nhất vào thời điểm Lễ Giáng sinh. Lý do là vì dịp lễ này thường là cơ hội tốt để chôn vùi những tin tức xấu. Chính trị cũng cần một kỳ nghỉ. Lượng tin chất vấn sẽ giảm, và nhiều nhà báo sẽ cảm thấy biết ơn khi được ẩn náu sau các câu trả lời tự động, rằng họ không có mặt ở văn phòng. Continue reading “Sự thực về cáo buộc ‘thông đồng thế lực nước ngoài’ chống lại Jimmy Lai”

Thực trạng Hong Kong là câu chuyện cảnh báo cho tương lai Đài Loan

Nguồn: Neal E. Robbins, “Hong Kong’s Choiceless Elections: A Cautionary Tale for Taiwan,” The Diplomat, 4/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hồi kết của nền văn hóa chính trị từng một thời sôi động của Hong Kong đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho Đài Loan.

Bạn tôi chỉ vào một con phố đông đúc ở Hong Kong. “Mọi chuyện không còn như trước nữa,” anh nói về khung cảnh bên ngoài lối ra North Point của hệ thống vận tải công cộng. “Trước đây, khi chúng tôi tổ chức bầu cử, anh sẽ thấy rất nhiều biểu ngữ” của các đảng chính trị cạnh tranh nhau. Giờ đây, chỉ có bốn lá cờ nói về các cuộc bầu cử địa phương được treo trên lan can dọc phố King’s Road. Một nhân viên mặc áo khoác đỏ của đảng thân Trung Quốc cố gắng trao cho người qua đường những tờ rơi giới thiệu các ứng viên đã được chính thức tuyển chọn, nhưng ít ai chịu nhận. Continue reading “Thực trạng Hong Kong là câu chuyện cảnh báo cho tương lai Đài Loan”

Đằng sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc

Nguồn: Gina Anne Tam, “China’s Language Police,” Foreign Affairs, 19/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Bắc Kinh lại tìm cách quảng bá tiếng Quan Thoại?

Cuối tháng 8 vừa qua, chính quyền Hong Kong đã đột kích vào nhà của Andrew Chan, người sáng lập một nhóm ủng hộ tiếng Quảng Đông có tên là Hiệp hội Học tập Ngôn ngữ Hong Kong (Hong Kong Language Learning Association). Lực lượng an ninh quốc gia đã thẩm vấn Chan về một cuộc thi tiểu luận mà nhóm của ông đã tổ chức ba năm trước đó, dành cho các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ phổ biến ở Hong Kong. Một trong những tác phẩm lọt vào vòng chung kết của cuộc thi là một truyện ngắn viễn tưởng, kể về một chàng trai trẻ tìm cách khôi phục lịch sử của Hong Kong vốn đã bị chế độ độc tài xóa bỏ. Trong quá trình lục soát nhà của Chan mà không hề có lệnh khám xét, cảnh sát đã yêu cầu ông xóa tác phẩm trên khỏi trang web của mình, đe dọa sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ông và gia đình. Sau đó, Chan đưa ra tuyên bố rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài giải tán Hiệp hội, một tổ chức đã giúp quảng bá văn hóa Hong Kong thông qua việc bảo tồn tiếng Quảng Đông trong gần mười năm. Continue reading “Đằng sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc”

Khủng hoảng bản sắc ở Hong Kong sau 25 năm Bắc Kinh cai trị (P2)

Nguồn: Pak Yiu, “Hong Kong’s identity in crisis after 25 years of Beijing rule,” Nikkei Asia, 29/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Bảo tồn văn hóa Hong Kong

Động lực này đã giúp các nhóm bảo tồn văn hóa mọc lên như nấm, ngay cả ở những nơi như Cộng hòa Séc. Tại đây, Loretta Lau đã thành lập một nhóm nghệ thuật và văn hóa có tên là NGO DEI, có nghĩa là “chúng tôi” trong tiếng Quảng Đông. Nhóm này mở một không gian ở Praha chuyên phục vụ trà sữa, mì bò sa tế, bánh trứng và bánh cuốn – những món ăn đặc sản của Hong Kong. Họ cũng tổ chức nhiều triển lãm nghệ thuật.

Lau, người đã chuyển đến sống tại Praha vào năm 2018 để theo đuổi nghiệp nghệ sĩ biểu diễn, đã thành lập NGO DEI vào năm ngoái nhằm chia sẻ văn hóa của mình và kết nối với những người Hong Kong không có kế hoạch trở về quê nhà, giống như cô. Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, Lau đã liên hệ cuộc đấu tranh của Hong Kong với Mùa xuân Praha bị Liên Xô đàn áp vào năm 1968, và Cách mạng Nhung, phong trào biểu tình tháng 11/1989 đã dẫn đến sự kết thúc của chế độ độc đảng. Continue reading “Khủng hoảng bản sắc ở Hong Kong sau 25 năm Bắc Kinh cai trị (P2)”

Khủng hoảng bản sắc ở Hong Kong sau 25 năm Bắc Kinh cai trị (P1)

Nguồn: Pak Yiu, “Hong Kong’s identity in crisis after 25 years of Beijing rule,” Nikkei Asia, 29/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bị buộc phải rời khỏi thành phố sau những cuộc đàn áp của Trung Quốc, cộng đồng người Hong Kong hải ngoại đang chiến đấu để cứu nền văn hóa ở quê nhà.

Có một cảm giác hoài cổ phảng phất trong hội chợ Hong Kong khai mạc ở Vancouver, khi khoảng 3.000 người tham dự đi từ gian hàng này sang gian hàng khác, trò chuyện bằng tiếng Quảng Đông và chia sẻ những kỷ niệm về thành phố quê hương của họ.

Trong số những món đồ được bày bán có những cây nến hình dim sum, trang sức hình chiếc ô, và tranh vẽ đường chân trời rực sáng ở Cảng Victoria. Continue reading “Khủng hoảng bản sắc ở Hong Kong sau 25 năm Bắc Kinh cai trị (P1)”

Điểm mặt một số ứng viên Bộ Chính trị khóa tới của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s entourage to Hong Kong, Xinjiang likely core of new team,” Nikkei Asia, 21/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quan chức đã tham gia cùng nhà lãnh đạo hàng đầu trong các chuyến công du gần đây nhiều khả năng sẽ được thăng chức.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã có hai chuyến công du nội địa đường dài, đến Hong Kong và Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương; cả hai lần đều phải trải qua những chuyến bay kéo dài 4 giờ.

Các chuyến công du diễn ra vào một thời điểm nhạy cảm về mặt chính trị, nhưng cả hai đều có lý do chính đáng. Continue reading “Điểm mặt một số ứng viên Bộ Chính trị khóa tới của Trung Quốc”

Lo ngại tăng cao ở Hong Kong khi Lý Gia Siêu lên nắm quyền

Nguồn: Pak Yiu, “Hong Kong fears run deep as John Lee aims to take charge,” Nikkei Asia, 12/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cựu cảnh sát là lựa chọn của Trung Quốc để dẫn dắt những người dân Hong Kong đang cảnh giác với luật an ninh.

Những cảnh quay võ thuật tại Hong Kong là thứ đã sản sinh ra nhiều huyền thoại và nhiều bộ phim bom tấn. Thế nhưng, một sự kiện bất ngờ đã xảy ra trong tháng qua, khi một huấn luyện viên và trợ lý nữ của ông bị bắt giam và buộc tội lên kế hoạch “xây dựng quân đội” chống lại nhà nước.

Cảnh sát cho biết họ đã tịch thu một loạt vũ khí, bao gồm kiếm, dao, nỏ, và một khẩu súng hơi. Họ cũng cho biết đã tìm thấy các bài đăng chống Đảng Cộng sản Trung Quốc trên trang Facebook của trung tâm võ thuật. Continue reading “Lo ngại tăng cao ở Hong Kong khi Lý Gia Siêu lên nắm quyền”

Nhật ký Bắc Kinh (21/12/20): Trung Quốc bội ước về Hồng Kông

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chuyện gì đã xảy ra cách đây 36 năm vào ngày 19 tháng 12? Ấn tượng của tôi là rất ít người Trung Quốc có thể nhanh chóng trả lời câu hỏi này. Vào ngày đó năm 1984, Trung Quốc và Anh ký tuyên bố chung mở đường cho việc bàn giao Hồng Kông về cho đại lục.

Thủ tướng Anh vào thời điểm đó, Margaret Thatcher, đã cùng tham dự lễ ký kết tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh với người đồng cấp Trung Quốc Triệu Tử Dương. Ngoài ra còn có lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình, người đã dẫn đầu chính sách khai phóng và rất mong muốn lấy lại thuộc địa này từ tay Anh.

Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 quy định hệ thống tư bản hiện tại và lối sống của Hồng Kông sẽ không thay đổi trong 50 năm sau chuyển giao năm 1997 – tức là cho đến 2047. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (21/12/20): Trung Quốc bội ước về Hồng Kông”

Liên minh Trà Sữa là gì?

Nguồn: What is the Milk Tea Alliance?”, The Economist, 24/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào ngày 01/02, ngày mà quân đội Myanmar phế truất chính phủ được bầu một cách dân chủ của nước này, một người dùng Twitter đã đăng tải hình ảnh của Royal Myanmar Teamix, một loại trà pha chế của địa phương. Bài tweet kể từ đó đã được chia sẻ hơn 22.000 lần. Bên cạnh hình ảnh là một hashtag đã được các nhà hoạt động ở Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan sử dụng trong gần một năm qua: #MilkTeaAlliance (Liên minh Trà Sữa). Các tấm biển với khẩu hiệu này xuất hiện tại các cuộc biểu tình đường phố ủng hộ dân chủ trên khắp Đông Nam Á. Chính xác thì Liên minh Trà Sữa là gì và những người ủng hộ nó có điểm chung nào? Continue reading “Liên minh Trà Sữa là gì?”

Martin Lee và giấc mơ dân chủ dang dở cho Hồng Kông

Nguồn: John Lyons, “The Rise and Fall of Martin Lee and His Dream of a Democratic Hong Kong”, WSJ, 15/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Sự đàn áp ngày càng tăng của Bắc Kinh đánh dấu thời điểm thoái trào trong cuộc đấu tranh của luật sư Martin Lee cho tương lai Hồng Kông.

Vào một đêm mưa năm 1997 khi Vương quốc Anh chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc đại lục, nhà lãnh đạo dân chủ Martin Lee khi đó đang đứng trên ban công của cơ quan lập pháp thành phố đã thề rằng bằng mọi giá sẽ buộc Bắc Kinh phải giữ đúng cam kết của mình. Trong thỏa thuận bàn giao, Trung Quốc đã đồng ý cho thuộc địa cũ của Anh được quyền tự trị theo mô hình nhà nước pháp quyền kiểu phương Tây, bao gồm cả việc sẽ tiến tới cho phép người dân thành phố được bầu ra lãnh đạo của mình.

“Ngọn lửa dân chủ đã được thắp lên và đang bùng cháy trong trái tim của người dân chúng tôi. Nó sẽ không bao giờ bị dập tắt,” ông phát biểu trước những người ủng hộ và giới truyền thông ngay sau khi lá cờ Trung Quốc được kéo lên trên mảnh đất Hồng Kông. Continue reading “Martin Lee và giấc mơ dân chủ dang dở cho Hồng Kông”

Giới trẻ Thái Lan học hỏi chiến thuật biểu tình của Hồng Kông như thế nào?

Nguồn: Preeti Jha, “Thailand protest: Why young activists are embracing Hong Kong’s tactics”, BBC, 21/10/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Những nhà hoạt động dân chủ tại Thái Lan đang áp dụng ngày một nhiều các chiến thuật từng được sử dụng bởi những người anh em của họ ở Hồng Kông khi những người biểu tình tiếp tục xuống đường bất chấp lệnh cấp tụ tập đông người trong bối cảnh các cuộc tuần hành nhắm vào Thủ tướng và nhà vua đã gia tăng trong nhiều tháng qua.

Khi những người biểu tình ở Bangkok lần đầu tiên sử dụng ô (dù) để đỡ đạn hơi cay vào thứ Sáu tuần trước, nó gợi cho người ta nhớ đến phong trào biểu tình phản đối chính phủ đã làm rung chuyển đặc khu Hồng Kông của Trung Quốc xảy ra năm ngoái. Continue reading “Giới trẻ Thái Lan học hỏi chiến thuật biểu tình của Hồng Kông như thế nào?”

Biểu tình ở Hồng Kông đã ‘truyền lửa’ cho giới trẻ Thái Lan như thế nào?

Nguồn: “Thailand protests: how Hong Kong and the Hunger Games inspired revolution of Thais”, South China Morning Post, 25/07/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Tại tổ chức có tên gọi “Bad Student Union – Nhóm sinh viên xấu”, sinh viên 18 tuổi Min đang thu thập những lời phàn nàn của các học sinh trên khắp Thái Lan qua Twitter và Instagram tố cáo giáo viên tại các trường công lập đã có những hành động làm tổn thương họ từ các hình phạt trên thân thể học sinh đến việc buộc cắt tóc để làm dấu cho những sai phạm nhỏ tại trường học.

Nhưng hầu hết các phàn nàn cần giải quyết mà Min đăng trên tài khoản @BadStudent_ Twitter chủ yếu là về nỗi sợ của học sinh đối với kiểu tóc bắt buộc tại trường học, thể hiện qua bài hát nak rien bằng tiếng Thái. Học sinh nam sẽ để tóc theo kiểu quân đội, phía sau đầu và hai bên thái dương cắt sát, phần tóc ở trên để dài hơn một chút. Học sinh nữ để tóc ngắn ngang tai không mấy cuốn hút. Continue reading “Biểu tình ở Hồng Kông đã ‘truyền lửa’ cho giới trẻ Thái Lan như thế nào?”

Nhật ký Bắc Kinh (26/06/20): Tập quyết tâm cai trị trực tiếp Hồng Kông

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong khi các chính sách Hồng Kông của Trung Quốc luôn được quốc tế quan tâm theo dõi, Văn phòng các Vấn đề Hồng Kông và Macao của Quốc vụ viện lại không như vậy.

Văn phòng liên lạc này, cơ quan giám sát hai đặc khu hành chính của Trung Quốc, nằm gần Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài ở phía tây Bắc Kinh. Toà nhà mà nó dùng chung với Cục Thống kê Quốc gia trông không giống với tiêu chuẩn thường thấy của các tòa nhà chính phủ trung ương Trung Quốc, vốn xây theo kiểu “khổng lồ” và “tráng lệ.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (26/06/20): Tập quyết tâm cai trị trực tiếp Hồng Kông”

Hồng Kông: Từ đấu tranh cho người Việt tị nạn đến đấu tranh cho chính mình

Nguồn: Jana Lipman, “Why Hong Kong’s untold history of protecting refugee rights matters now in its struggle with China”, The Conversation, 04/06/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Dự luật an ninh quốc gia mới do chính quyền Trung Quốc đề xuất sẽ làm xói mòn nghiêm trọng nền pháp quyền của Hồng Kông, hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền được xét xử theo trình tự công bằng (due process) và các quyền tự do dân sự cơ bản khác. Những người Hồng Kông đã và đang đấu tranh quyết liệt cho quyền tự trị của đặc khu trước chính quyền trung ương trong nhiều năm qua sẽ phải đối mặt với một rủi ro rất lớn.

Sự tôn trọng đối với quyền con người và nền pháp quyền, thứ được xem là bản sắc của cựu thuộc địa Anh so với Trung Quốc đại lục, bắt nguồn phần nào từ một chương ít được biết đến trong lịch sử Hồng Kông. Continue reading “Hồng Kông: Từ đấu tranh cho người Việt tị nạn đến đấu tranh cho chính mình”

Hồng Kông gồng mình trước làn sóng trấn áp mới của ĐCSTQ

Nguồn: Hong Kong braces itself for repression by China’s Communist Party”, The Economist, 30/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiều người Hồng Kông vẫn chưa biết chính xác luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp đặt lên lãnh thổ này có nội dung như thế nào. Hồi tháng 5, Trung Quốc tuyên bố sẽ ban hành một đạo luật về Hồng Kông để xử lý các tội như lật đổ và ly khai mà không nhắc đến vai trò của cơ quan lập pháp thành phố. Được thông qua bởi quốc hội mang tính hình thức của Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 30 tháng 6 và được ban hành bởi một lệnh ký bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nội dung của nó chỉ được công bố vào tối hôm đó, khi chính phủ Hồng Kông công bố đạo luật trên công báo (một bản tóm tắt đã được công bố mười ngày trước đó). Nhưng đạo luật này đã ngay lập tức gây nên những tác động sâu sắc lên cả chính trị nội bộ Hồng Kông lẫn các mối quan hệ quốc tế. Continue reading “Hồng Kông gồng mình trước làn sóng trấn áp mới của ĐCSTQ”

Phân tích tác động của luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông

Nguồn: Joyu Wang, “Hong Kong’s Security Law: What China Is Planning, and Why Now”, The Wall Street Journal, 04/06/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hồng Kông đã trở thành điểm nóng quan trọng trong một cuộc chiến tranh lạnh đang nổi lên giữa Mỹ và Trung Quốc. Bằng chứng là quyết định của Bắc Kinh về việc áp đặt luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông mà không thông qua cơ quan lập pháp của thành phố này nhằm dập tắt phong trào biểu tình phản đối kéo dài một năm nay. Chính quyền Trump đã đe dọa trả đũa, cảnh báo rằng động thái này có nghĩa là Hồng Kông không còn đủ tự chủ trước Bắc Kinh để được hưởng quy chế đặc biệt về thương mại và các biện pháp hợp tác khác. Dưới đây là lời giải đáp cho câu hỏi: Tại sao mọi chuyện lại trở nên như vậy?

Câu hỏi: Tại sao Trung Quốc lên kế hoạch thiết lập luật an ninh cho Hồng Kông? Continue reading “Phân tích tác động của luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông”

Đòn rồng: Khi Trung Quốc muốn cai trị Hồng Kông bằng sự sợ hãi

Nguồn: China has launched rule by fear in Hong Kong”, The Economist, 28/05/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Người dân Hồng Kông muốn hai điều: được chọn cách chính quyền quản lý họ, và nền pháp quyền. Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận thấy cả hai ý tưởng này đều đáng sợ đến mức nhiều người nghĩ họ sẽ cho quân đội vào nghiền nát cuộc biểu tình lớn ở Hồng Kông năm ngoái. Thay vào đó, đảng đã kiên nhẫn chờ thời cơ. Bây giờ, trong khi thế giới bị phân tâm bởi Covid-19 và các cuộc biểu tình rầm rộ khó xảy ra vì giãn cách xã hội, đảng đã chọn một cách âm thầm hơn để thể hiện ai là ông chủ thực sự của Hồng Kông. Điều đó mang lại một mối đe dọa rộng lớn hơn cho thế giới, và không chỉ ở Hồng Kông, mà còn ở Biển Đông và Đài Loan.

Vào ngày 21 tháng 5, Trung Quốc tuyên bố trên thực tế rằng người Hồng Kông nào được coi là gây ra mối đe dọa cho đảng sẽ trở thành đối tượng trừng phạt của đảng. Một luật an ninh mới, được viết tại Bắc Kinh, sẽ tạo ra những tội danh sẽ được định nghĩa cụ thể sau, như lật đổ và ly khai, những thuật ngữ được sử dụng ở những nơi khác của Trung Quốc để bỏ tù những người bất đồng chính kiến, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng. Hồng Kông sẽ không có tiếng nói trong việc soạn thảo luật, vốn sẽ cho phép Trung Quốc đưa cảnh sát mật nằm vùng ở đó. Thông điệp là rất rõ ràng. Nền cai trị thông qua sự sợ hãi của người dân sắp bắt đầu. Continue reading “Đòn rồng: Khi Trung Quốc muốn cai trị Hồng Kông bằng sự sợ hãi”