Alexander Dugin nói về ‘sự cáo chung của lịch sử’ và cuộc chiến của Putin với trật tự tự do

Nguồn: End of history that has never happened and Russian war on the liberal order [1], The Fourth Political Theory.

Biên dịch: Lê Doãn Cường |Giới thiệu và hiệu đính: TS. Lê Tuấn Huy

Độc giả Việt Nam đã biết đến Alexander Dugin qua bài giới thiệu sơ khởi về ông, đăng trên BBC Việt ngữ. Quả thật, để hiểu thêm về mặt địa chiến lược quanh cuộc chiến đang xảy ra tại Ukraine, không thể không biết đến Alexander Dugin và luận thuyết của ông, với tư cách nhà lý luận và nền tảng lý luận cho tư tưởng và đại chiến lược Đại Nga.

Với vai trò như vậy, mới đây, Alexander Dugin đã đáp trả Francis Fukuyama, sau khi học giả này công khai nhận định rằng Nga chuẩn bị thất trận. Với một tiểu luận không quá dài, Dugin một mặt thanh toán học thuật với Fukuyama nói riêng và chủ nghĩa tự do nói chung, một mặt tái xác định những luận điểm chính quanh đại chiến lược Đại Nga. Thậm chí, ông không úp mở về cuộc đấu hạt nhân như một cách để ngăn phương Tây can thiệp giúp Ukraine.

 Bản dịch này nhằm cung cấp thêm thông tin nguyên bản của một bên “tham chiến”, để bạn đọc, qua đó, truy tầm lại các vấn đề học thuật, và có nhận định cho riêng mình về những gì liên quan, cũng như về chính Alexander Dugin. Continue reading “Alexander Dugin nói về ‘sự cáo chung của lịch sử’ và cuộc chiến của Putin với trật tự tự do”

Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta và ảnh hưởng của nó trong TK 10 -14

anh-dep-tuong-phat-3

Tác giả: Lê Tuấn Huy

Phật giáo là một trào lưu triết học – tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 TCN ở bắc Ấn Độ. Người sáng lập ra hệ thống triết học – tôn giáo này là Tất Đạt Đa (Siddhatha), thái tử của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) thuộc bộ tộc Sakiya. Vị thái tử này (khoảng 563-483 TCN) đã từng theo học các tu sĩ Bà La Môn từ năm lên bảy, kết hôn năm 16 tuổi, mười ba năm sau đó sống trong cuộc đời vương giả, nhưng trong một đêm tháng Hai năm vừa tròn 29 tuổi, đã lặng lẽ rời hoàng cung đi tìm chân lý. Trải qua sáu năm với những phương pháp tu luyện ép xác nhưng không đạt được chánh đạo, nhưng chỉ sau 48 ngày nhập định, Tất Đạt Đa ngộ rõ căn nguyên sinh thành, biến hóa của vũ trụ, căn nguyên của những khổ đau, và đề ra phương pháp diệt trừ nỗi khổ đó cho chúng sinh, bằng học thuyết “Nhân duyên sinh” và triết lý “Tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân duyên”, “Bát chánh đạo”. Con người này đã đưa ông trở thành đức Phật Thích Ca đầy uy nghiêm tinh thần trong đời sống của người phương Đông hết thế hệ này đến thế hệ khác. Continue reading “Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta và ảnh hưởng của nó trong TK 10 -14”

Tại sao Việt Nam cần chuyển hướng sang chính sách liên minh?

Tác giả: Lê Tuấn Huy*

Japan_Philippines_Vietnam

Việc giàn khoan Haiyang Shiyou 981 được đưa vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho thấy Hà Nội đã thất bại trong việc dùng “đồng chí” và “phi liên kết” làm đối sách cho sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh.

Vài năm gần đây, Việt Nam đã chuyển bước nhất định để tạo vị thế mới. Tuy vậy, sau những thắng lợi ngoại giao từ ghế chủ tịch luân phiên ASEAN (2010), đến khi Hoa Kỳ xoay trục, được sự hỗ trợ của một số lập luận cũ và mới, Hà Nội chỉ duy trì đường hướng mới ở mức tối thiểu để “cân bằng” với các bên, và càng xác quyết con đường phi đồng minh. Continue reading “Tại sao Việt Nam cần chuyển hướng sang chính sách liên minh?”