Vì sao chính sách liên minh của Trung Quốc và Việt Nam khác nhau?

Tác giả: Ngô Di Lân

Bất chấp những nét tương đồng, sẽ là sai lầm nếu cho rằng Trung Quốc và Việt Nam có chính sách liên minh giống nhau.

Chính sách liên minh trong bối cảnh không có Mỹ rõ ràng là một chủ đề còn ít được nghiên cứu. Vì thế, chúng ta nên hoan nghênh bài viết gần đây của Khang Vũ trên tạp chí The Diplomat về sự giống nhau trong chính sách liên minh của Trung Quốc và Việt Nam.

Nói như thế không có nghĩa rằng tôi đồng ý với kết luận của anh ấy. Trong khi Việt Nam và Trung Quốc có định hướng đối ngoại giống nhau do những tương đồng về hệ tư tưởng và văn hóa, sẽ là sai lầm nếu cho rằng họ có chính sách liên minh giống nhau. Trên thực tế, hiếm khi việc so sánh chính sách liên minh của một nước nhỏ với một cường quốc là hợp lý. Continue reading “Vì sao chính sách liên minh của Trung Quốc và Việt Nam khác nhau?”

Chính sách liên minh của Mỹ: Quá khứ, hiện tại và tương lai

Tác giả: Ngô Di Lân

Tóm tắt: Một trong những hòn đá tảng của bá quyền Mỹ là hệ thống liên minh toàn cầu bao phủ khắp các châu lục và đại dương. Tuy nhiên, công trình an ninh đồ sộ này không phải là sản phẩm của một “bản vẽ ” lớn mà xuất phát từ một loạt các quyết định tình thế nhằm đối phó với các mối đe doạ khác nhau, đặc biệt trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Kết quả là một cấu trúc liên minh phức tạp với nhiều mảnh ghép khác biệt. Bài viết này sẽ phân tích ba đặc điểm chủ đạo trong chính sách liên minh của Mỹ và đánh giá triển vọng của hệ thống liên minh này trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, từ đó rút ra hàm ý chính sách cho Việt Nam. Continue reading “Chính sách liên minh của Mỹ: Quá khứ, hiện tại và tương lai”

#181 – Lý giải sự tồn tại hay sụp đổ của các liên minh


Nguồn: Stephen M. Walt (1997). “Why alliances endure or collapse”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 39, No. 1, pp. 156-179.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Các bài về chủ đề “liên minh”

Giới thiệu

Sự hình thành và tính liên kết của các liên minh quốc tế có thể tác động sâu sắc đến an ninh của từng quốc gia riêng lẻ và có thể quyết định đến khả năng bùng nổ cũng như kết quả của chiến tranh. Bởi khả năng thu hút và duy trì hậu thuẫn từ đồng minh có thể trở thành một tài sản đáng kể, những người lãnh đạo cẩn trọng sẽ đặc biệt dành sự chú ý đến những thế lực có thể gắn kết hoặc chia rẽ các quốc gia. Continue reading “#181 – Lý giải sự tồn tại hay sụp đổ của các liên minh”

Việt Nam nên sử dụng Liên minh pháp lý như một phép thử?

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ & Lê Phương Cát Nhi

scarborough-china-vs-phil-International-Tribunal-on-the-Law-of-the-Sea-20130122

Những cẳng thẳng trên các khắp các vùng biển Thái Bình Dương, từ Hoa Đông đến Biển Đông, khơi dậy những thảo luận về khả năng một “liên minh pháp lý” đang hình thành giữa ba nước Nhật Bản, Philippines và Việt Nam. “Liên minh” này bao gồm những nước đang phải chịu đựng áp lực từ sức mạnh đang lên của Trung Quốc, và mong muốn giải quyết các tranh chấp thông qua con đường thương lượng ngoại giao và luật pháp quốc tế. Một sự phối hợp đang vừa là một câu hỏi, vừa là một nhu cầu.

Những động thái hàm ý

Những động thái ngoại giao gần đây cho thấy rõ xu hướng xích gần lại của ba nước. Trong khuôn khổ Hội nghị Shangri-la về an ninh Châu Á – Thái Bình Dương 2014, Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe đã đưa ra lời “tuyên chiến pháp lý” với Trung Quốc khi thách thức Trung Quốc nộp đơn khiếu nại lên toà án quốc tế. Continue reading “Việt Nam nên sử dụng Liên minh pháp lý như một phép thử?”

Việt Nam theo đuổi liên minh đối phó Trung Quốc: Tại sao và nên như thế nào?

VN_PLP

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự kiện Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam cùng với những hành động hiếu chiến đi kèm đã làm biến đổi quan hệ Việt – Trung nói riêng và môi trường chiến lược của Việt Nam nói chung. Theo đó, đã đến lúc Việt Nam cần đánh giá lại bản chất quan hệ Việt- Trung cũng như định hướng chính sách đối ngoại để ứng phó với những thay đổi trong quan hệ song phương cũng như môi trường chiến lược. Continue reading “Việt Nam theo đuổi liên minh đối phó Trung Quốc: Tại sao và nên như thế nào?”

Tại sao Việt Nam cần chuyển hướng sang chính sách liên minh?

Tác giả: Lê Tuấn Huy*

Japan_Philippines_Vietnam

Việc giàn khoan Haiyang Shiyou 981 được đưa vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho thấy Hà Nội đã thất bại trong việc dùng “đồng chí” và “phi liên kết” làm đối sách cho sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh.

Vài năm gần đây, Việt Nam đã chuyển bước nhất định để tạo vị thế mới. Tuy vậy, sau những thắng lợi ngoại giao từ ghế chủ tịch luân phiên ASEAN (2010), đến khi Hoa Kỳ xoay trục, được sự hỗ trợ của một số lập luận cũ và mới, Hà Nội chỉ duy trì đường hướng mới ở mức tối thiểu để “cân bằng” với các bên, và càng xác quyết con đường phi đồng minh. Continue reading “Tại sao Việt Nam cần chuyển hướng sang chính sách liên minh?”

Việt Nam không cần đồng minh?

Tác giả: Tống Văn Công

china-vietnam-meet

Cuộc họp báo sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội  do ông Nguyễn Hạnh Phúc chủ nhiệm văn phòng Quốc hội chủ trì. Có phóng viên đặt câu hỏi:

Trong cuộc điện đàm mới đây với ngoại trưởng Mỹ, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh có nói, Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Mỹ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Mỹ theo tinh thần quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Quan điểm của ông thế nào?”

Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời: Continue reading “Việt Nam không cần đồng minh?”

#120 – Tư duy mới của Trung Quốc về liên minh

Nguồn:  Feng Zhang (2012). “China’s New Thinking on Alliances” , Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 5, pp. 129-148.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Việt Hưng | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: #63 – Đối phó với một Trung Quốc mâu thuẫn 

Tháng 12 năm 1949, Mao Trạch Đông – lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa non trẻ – đã có chuyến thăm đến Matxcơva để thương lượng trở thành đồng minh quân sự với Liên Xô. Tuy nhiên, trong vòng chưa đến hai thập kỉ sau đó, liên minh quân sự Xô – Trung đã không những sụp đổ mà còn biến thành thế đối đầu căng thẳng cả về quân sự và ý thức hệ. Những nhu cầu cấp bách mang tính chiến lược của đất nước đã buộc giới lãnh đạo Trung Quốc phải xích lại gần với Hoa Kỳ, và từ sau năm 1972, tạo nên một mô hình bán liên minh giữa 2 quốc gia từng có quá khứ thù địch này. Tháng 1 năm 1979, Continue reading “#120 – Tư duy mới của Trung Quốc về liên minh”