Mạc Đăng Dung mất, Nguyễn Kim bị đầu độc chết, Trịnh Kiểm gây dựng thanh thế

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Phúc Hải là con trưởng Mạc Đăng Doanh, trước tên là Đức Nguyên, lập làm Hoàng Thái tử. Sau khi Mạc Đăng Doanh mất vào ngày 15 tháng Giêng năm Đại Chính thứ 11 [22/2/1540] bèn lên ngôi, đổi năm sau Tân Sửu, làm năm Quảng Hòa thứ nhất [1541].

Mùa xuân Mạc Quảng Hoà năm thứ 1 [1541], tức Lê Trang Tông Nguyên Hoà năm thứ 9, Minh Gia Tĩnh năm thứ 20, Họ Mạc mở khoa thi Hội. Cho bọn Nguyễn Kỳ, Phạm Công Sâm, Nguyễn Thế Lộc đỗ tiến sĩ cập đệ; bọn Ngô Quang 4 người đỗ tiến sĩ xuất thân; bọn Phạm Nguyên 23 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Continue reading “Mạc Đăng Dung mất, Nguyễn Kim bị đầu độc chết, Trịnh Kiểm gây dựng thanh thế”

Mạc Đăng Dung đến trấn Nam Quan xin hàng nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Mạc Đại Chính thứ 9 [1538], tức Lê Trang Tông Nguyên Hòa năm thứ 6, Minh Gia Tĩnh năm thứ 17, họ Mạc mở khoa thi Hội vào mùa xuân, cho bọn Giáp Hải, Trần Toại, Hoàng Sầm đỗ tiến sĩ cập đệ; bọn Phan Cảo 8 người đỗ tiến sĩ xuất thân; bọn Hoàng Thuyên 25 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Cho tuyển hoàng dinh, tức dân đinh 17 tuổi.

Lúc này cha con Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh cảm thấy không thể ngồi yên với nhà Minh được nữa, bèn sai Sứ giả Phạm Chính Nghị dâng biểu xin được triều cống, riêng địa đồ thì nại cớ có thể tham khảo sách “Nhất Thống Chế nên chưa chịu nạp. Vua Thế Tông sau khi tham khảo với bộ Binh, cho rằng mọi lực lượng tại ba tỉnh sát biên giới lúc này cần thống nhất chỉ huy, nên ra lệnh Hàm Ninh Hầu Cừu Loan làm Tổng đốc việc quân, Thượng thư bộ Công Mao Bá Ôn giữ chức Tham tán: Continue reading “Mạc Đăng Dung đến trấn Nam Quan xin hàng nhà Minh”

Mạc Đăng Dung truyền ngôi cho Mạc Đăng Doanh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Mạc Đăng Dung quê tại làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương [Hải Phòng]. Cụ tổ bảy đời là Mạc Đĩnh Chi, ở làng Đông Cao, huyện Bình Hà, tức làng Long Động, huyện Chí Linh, Hải Dương bây giờ; đậu Trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304) thời Vua Trần Anh Tông, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển Thượng thư môn hạ Tả bộc xạ, kiêm Trung thư lệnh, tri quân dân trọng sự. Rất thanh liêm thận trọng, tiếng tăm lừng lẫy cả nước ta và Trung Quốc. Continue reading “Mạc Đăng Dung truyền ngôi cho Mạc Đăng Doanh”

Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, tự xưng hoàng đế

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Cung Hoàng đế tên huý là Xuân, cháu bốn đời của Vua Thánh Tông, cháu nội Kiến Vương Tân, con thứ Cẩm Giang Vương Sùng, là em cùng mẹ với Vua Chiêu Tông. Vua sinh ngày 26 tháng 7 năm Đoan Khánh thứ 3 [2/9/1507]; ở ngôi 5 năm. Vào ngày 15 tháng 6 năm Thống Nguyên thứ 6 [12/7/1527], Mạc Đăng Dung bắt phải nhường ngôi, sau đó mấy tháng bị Đăng Dung giết, chôn ở lăng Hoa Dương.

Khởi đầu sự nghiệp, trong chiếu lên ngôi lấy cớ anh ruột là Vua Chiêu Tông bị kẻ gian bắt hiếp đưa ra ngoài, bèn lên ngôi vua, niên hiệu Thống Nguyên. Continue reading “Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, tự xưng hoàng đế”

Lê Chiêu Tông lên ngôi, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền lực

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Trịnh Duy Sản sau khi giết Vua Lê Tương Dực liền bàn mưu với các tông thất và đại thần, định lập Quang Trị, con của Mục Ý Vương; Mục Ý Vương là em của Cẩm Giang Vương Sùng. Nhưng Vũ Tá hầu Phùng Mại không nghe, bàn lập con trưởng của Cẩm Giang Vương Sùng, là Y. Tường quận công Phùng Dĩnh sai lực sĩ giết Mại ở Nghị sự đường trong cung cấm, rồi lập Quang Trị khi ấy mới 8 tuổi. Mới được 3 ngày, chưa kịp đổi niên hiệu, thì Trịnh Duy Đại, anh Duy Sản, đem Quang Trị về Tây Đô, Thanh Hóa. Continue reading “Lê Chiêu Tông lên ngôi, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền lực”