Trút gánh nặng khỏi Thế Hệ Facebook

facebgen

Nguồn: Mohamed A. El-Arian, “Unburdening the Facebook Generation”, Project Syndicate, 18/07/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một lần nữa, những người trẻ tuổi lại phải chịu thiệt thòi về chính trị. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý Brexit của nước Anh một lần nữa nhắc nhở chúng ta về sự chia rẽ ngày càng lớn giữa các thế hệ, xuất hiện từ quan điểm chính trị, cho tới mức thu nhập, và chủng tộc.

Gần 75% cử tri Anh tuổi từ 18-24 đã bầu “Ở lại” Liên minh châu Âu, để rồi bị áp đặt lựa chọn “Rời bỏ” bởi những cử tri già hơn. Và đây chỉ là một trong nhiều cách mà tương lai kinh tế của thế hệ mới và con cái của họ bị định đoạt bởi những người khác.

Tôi đã gần 60 tuổi, và tôi lo rằng thế hệ của chúng ta sẽ được ghi nhớ trong thế giới hiện đại – một cách thật  xấu hổ và đáng buồn – là thế hệ đã không hiểu về kinh tế. Continue reading “Trút gánh nặng khỏi Thế Hệ Facebook”

Thử thách lớn đối với nền tài chính Trung Quốc

3b50b4f0-f166

Nguồn: Mohamed A. El-Erian, “The Chinese Economy’s Great Wall”, Project Syndicate, 11/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc gần đây bị rớt giá không chỉ khiến thị trường chứng khoán nước này gặp hỗn loạn, buộc chính phủ phải hai lần đình chỉ giao dịch trong vòng một tuần, mà hơn hết nó còn chỉ ra một thách thức lớn mà quốc gia này đang phải đối mặt: làm thế nào để cân bằng giữa các nghĩa vụ kinh tế trong nước và quốc tế. Cách tiếp cận của chính quyền hiện nay sẽ gây tác động mạnh đến sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, đi kèm với tiến trình hồi phục chậm chạp ở các nền kinh tế phát triển sau đó, đã khiến Trung Quốc phải nhanh chóng chuyển đổi mô hình phát triển từ dựa vào đầu từ và nhu cầu ở nước ngoài sang mô hình dựa trên nền tảng tiêu thụ nội địa. Continue reading “Thử thách lớn đối với nền tài chính Trung Quốc”

Ba thách thức lớn nhất đối với Châu Âu hiện nay

Map and stethoscope, possible illustration for pandemic of aids,"pig flu", smoking or or maybe for global warming and ozone holes

Nguồn: Mohamed A. El-erian, “Shelter from the Storm in Europe”, Project Syndicate, 20/06/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Mây đen đang bao phủ tương lai kinh tế của châu Âu khi ba cơn bão đang cùng ập đến: khủng hoảng Hy Lạp, Nga xâm phạm Ukraine và sự nổi lên của các đảng chính trị theo chủ nghĩa dân túy. Mặc dù mỗi cơn bão này đều để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng nền kinh tế vốn được tiếp sức bởi một sự cải thiện theo chu kỳ gần đây cho thấy châu Âu có khả năng đối phó với từng cơn bão một, với nguy cơ chỉ là một số các gián đoạn kinh tế nhất thời. Tuy nhiên, nếu những cơn bão này cùng cộng hưởng với nhau tạo thành một “siêu bão,” thì sự trở lại những ngày nắng ấm sẽ rất khó đoán định được trong tương lai gần.

Thực tế cho thấy ba cơn bão này đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Cuộc khủng hoảng Hy Lạp, vốn nhức nhối nhiều năm nay, đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Không chỉ có nguy cơ trở thành thành viên đầu tiên bị loại khỏi khu vực đồng Euro, Hy Lạp còn đứng trước nguy cơ rơi vào trạng thái quốc gia thất bại (failed state) – một kết quả có thể kéo theo hệ lụy đa chiều đối với các quốc gia còn lại ở châu Âu. Việc giảm thiểu những hệ quả nhân đạo bất lợi (liên quan đến việc di cư qua biên giới) và ảnh hưởng địa chính trị của cơn bão này sẽ không phải là một việc dễ dàng. Continue reading “Ba thách thức lớn nhất đối với Châu Âu hiện nay”

Bộ ba Bất bình đẳng

628x471

Tác giả: Mohamed A. El-Erian | Biên dịch: Đỗ Minh Thu

Cuộc họp thường niên được tổ chức gần đây bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) có nhiều điểm thiếu nhất quán. Một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất là sự quan tâm không đồng đều của các bên tham gia đối với việc thảo luận về sự bất bình đẳng và việc tiếp tục thiếu vắng một kế hoạch hành động chính thức để các chính phủ có thể giải quyết được vấn đề này. Điều này chứng tỏ một thất bại sâu sắc trong việc thiết lập chính sách – điều đang cần được gấp rút khắc phục.

Sự quan tâm gia tăng có lý do chính đáng của nó. Trong khi sự bất bình đẳng giữa các quốc gia đang ngày một giảm xuống thì trong nội tại mỗi quốc gia, sự bất bình đẳng lại ngày một dâng cao, điều này xảy ra ở cả những nước phát triển lẫn đang phát triển. Continue reading “Bộ ba Bất bình đẳng”