Ba thách thức lớn nhất đối với Châu Âu hiện nay

Map and stethoscope, possible illustration for pandemic of aids,"pig flu", smoking or or maybe for global warming and ozone holes

Nguồn: Mohamed A. El-erian, “Shelter from the Storm in Europe”, Project Syndicate, 20/06/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Mây đen đang bao phủ tương lai kinh tế của châu Âu khi ba cơn bão đang cùng ập đến: khủng hoảng Hy Lạp, Nga xâm phạm Ukraine và sự nổi lên của các đảng chính trị theo chủ nghĩa dân túy. Mặc dù mỗi cơn bão này đều để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng nền kinh tế vốn được tiếp sức bởi một sự cải thiện theo chu kỳ gần đây cho thấy châu Âu có khả năng đối phó với từng cơn bão một, với nguy cơ chỉ là một số các gián đoạn kinh tế nhất thời. Tuy nhiên, nếu những cơn bão này cùng cộng hưởng với nhau tạo thành một “siêu bão,” thì sự trở lại những ngày nắng ấm sẽ rất khó đoán định được trong tương lai gần.

Thực tế cho thấy ba cơn bão này đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Cuộc khủng hoảng Hy Lạp, vốn nhức nhối nhiều năm nay, đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Không chỉ có nguy cơ trở thành thành viên đầu tiên bị loại khỏi khu vực đồng Euro, Hy Lạp còn đứng trước nguy cơ rơi vào trạng thái quốc gia thất bại (failed state) – một kết quả có thể kéo theo hệ lụy đa chiều đối với các quốc gia còn lại ở châu Âu. Việc giảm thiểu những hệ quả nhân đạo bất lợi (liên quan đến việc di cư qua biên giới) và ảnh hưởng địa chính trị của cơn bão này sẽ không phải là một việc dễ dàng. Continue reading “Ba thách thức lớn nhất đối với Châu Âu hiện nay”

Sai lầm của trường phái trọng tiền

download

Nguồn: J. Bradford Delong, “The Monetarist Mistake”, Project Syndicate, 30/03/2015.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng là điều quan trọng. Đó là bài học được đúc rút từ cuốn Hall of Mirrors (Phòng gương) của nhà kinh tế học người Mỹ Barry Eichengreen ghi lại diễn tiến hai cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong vòng 100 năm qua: Đại Khủng hoảng (Great Depression, 1929-1933) thế kỷ 20 và Đại Suy thoái (Great Recession) hiện nay mà chúng ta vẫn đang phải vật lộn để phục hồi trong vô vọng.

Eichengreen là người bạn, người thầy và là người bảo trợ của tôi (tác giả của bài viết), và cuốn sách của ông đã để lại trong tâm trí tôi lời giải thích tốt nhất từ trước đến nay về lý do tại sao, trong gần bốn thế hệ qua, các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu và Hoa Kỳ lại đưa ra những biện pháp và cách thức can thiệp nửa vời để đối phó với sự sụp đổ kinh tế mạnh mẽ nhất như vậy. Continue reading “Sai lầm của trường phái trọng tiền”

Sự sụp đổ của Kinh tế học Samuelson

samuelson_1_800crop

Nguồn: Robert Skidelsky, “The Fall of the House of Samuelson”, Project Syndicate, 25/01/2015

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Bài liên quan: #80 – Bước ngoặt trong kinh tế học thế kỷ 20

Đọc cuốn The Samuelson Sampler trong bối cảnh của cuộc Đại Suy thoái (2007-2008) giúp ta có được cái nhìn tổng quát về lối tư duy của một thời đã qua. Cuốn sách này là tập hợp các bài viết trong chuyên mục hàng tuần của nhà kinh tế học quá cố Paul Samuelson trên tạp chí Newsweek trong khoảng thời gian 1966-1973.

Samuelson đã từng đoạt giải Nobel và là bậc lão thành trong số các nhà kinh tế học Mỹ: cuốn sách giáo khoa nổi tiếng Kinh tế học của ông đã được tái bản 14 lần ngay trong khoảng thời gian ông còn sống. Cuốn sách này đã giới thiệu cho các nhà kinh tế học tương lai trên toàn thế giới các nguyên lý kinh tế cơ bản nhất. Nếu không phải là người đầu tiên và duy nhất sáng tạo ra “hợp đề tân cổ điển” thì ông cũng là người có công truyền bá hợp đề này – một sự kết hợp của kinh tế học tân cổ điển và kinh tế học Keynes vốn đã làm nên xu thế chủ đạo của kinh tế học trong suốt 50 năm. Continue reading “Sự sụp đổ của Kinh tế học Samuelson”

Liệu Trung Quốc có thể tránh được giảm phát không?

002564baec4813efb5c90e

Nguồn: Yao Yang, “Can China Avoid Deflation?”, Project Syndicate, 26/01/2015.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2015 tại Davos, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thừa nhận rằng nền kinh tế của Trung Quốc đang phải đối mặt với những cơn gió ngược chiều mạnh mẽ. Năm 2014, tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc chỉ đạt 7,4% – mức thấp nhất kể từ năm 1990. Tuy nhiên, để ổn định tăng trưởng kinh tế, ông đã cam kết Trung Quốc sẽ “tiếp tục theo đuổi một chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng.”

Tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay của Trung Quốc là hậu quả của những chính sách trước đó. Trong hai năm qua, chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ, với hy vọng bù đắp những tác động tiêu cực sau khi triển khai gói kích cầu lớn nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Bài phát biểu của ông Lý tại Davos báo hiệu rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không cho phép tốc độ tăng trưởng trượt dốc hơn nữa. Continue reading “Liệu Trung Quốc có thể tránh được giảm phát không?”

Tại sao Chính phủ Úc gửi người tị nạn sang Campuchia?

180396-110822-australia-malaysia-refugees

Nguồn: Maria O’Sullivan, “Why is the Australian government sending refugees to Cambodia?”, East Asia Forum, 28/11/2014.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần đây, một thỏa thuận tái định cư cho người tị nạn được ký giữa Úc và Campuchia đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong chính sách dành cho người xin tị nạn của Úc. Thỏa thuận đưa ra các điều kiện, theo đó, những người được giới chức tại Nauru (nằm trong chế độ phân loại người tị nạn từ xa của Úc – offshore processing regime) công nhận là người tị nạn sẽ được tái định cư tự nguyện ở Campuchia. Continue reading “Tại sao Chính phủ Úc gửi người tị nạn sang Campuchia?”

“Đóng băng” Donbass: Putin trong thế kẹt

donetsk-elections

Tác giả: Stephen Holmes & Ivan Krastev | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên, nhưng các cuộc xung đột bị đóng băng trong lòng Liên Xô cũ lại không hề có dấu hiệu tan băng. Ngược lại, tảng băng này đang ngày càng lan rộng.

Việc Nga ủng hộ cuộc bầu cử của những phần tử ly khai tại Donetsk và Luhansk, hai tỉnh quan trọng của vùng Donbass (Ukraine) đã cho thấy rằng lần này, Kremlin đã quyết định tạo ra một cuộc Chiến tranh Lạnh thu nhỏ “bán vĩnh viễn” (semi-permanent) tại các khu vực do quân nổi dậy kiểm soát trên lãnh thổ nước láng giềng quan trọng nhất này của Nga. Continue reading ““Đóng băng” Donbass: Putin trong thế kẹt”

Phòng thủ một Iraq bị chia cắt

_77504246_e2c8ca6b-4f7e-4b14-b0cc-0d9a84ac3fa5

Tác giả: Monica Duffy Toft | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Hoa Kỳ và các nước đồng minh đang phải đối mặt với một thách thức chính sách lớn ở Iraq. Các cuộc không kích nhằm vào Nhà nước Hồi giáo (IS) có thể đánh đuổi các chiến binh Hồi giáo tại những khu vực trọng yếu; nhưng, trong hoàn cảnh hiện nay, cần phải có các binh sĩ để nắm giữ và quản lý những vùng lãnh thổ đã được giải phóng.

Do đó, việc đảm bảo an ninh cho Iraq đòi hỏi phải triển khai một lực lượng hùng mạnh, đó là lý do tại sao Tổng thống Mỹ Barack Obama lại đưa việc tái thiết quân đội Iraq vào chiến lược của mình. Nhưng để đạt được điều này cần phải vượt qua ba trở ngại liên quan nhau: thực trạng thiếu kinh nghiệm quân sự của các lãnh đạo Iraq; tham nhũng và chủ nghĩa thân hữu; và mức độ hỗ trợ bên ngoài còn chưa rõ ràng. Continue reading “Phòng thủ một Iraq bị chia cắt”

Những rủi ro địa chính trị ở châu Á

0,,16169685_303,00

Tác giả: Nouriel Roubini | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan: Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến

Rủi ro địa chính trị lớn nhất trong thời đại của chúng ta không phải là cuộc xung đột giữa Israel và Iran về vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, hay nguy cơ bất ổn kéo dài từ Maghreb (Ả-rập Bắc Phi) cho tới tận Hindu Kush (dãy núi nằm giữa Afghanistan và Pakistan). Thậm chí, đó cũng không phải là nguy cơ có thể xảy ra Chiến tranh Lạnh thứ Hai giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine. Continue reading “Những rủi ro địa chính trị ở châu Á”

Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử

maritimesilkroad

Tác giả: Tansen Sen | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Gần đây, các báo đài bắt đầu đưa tin về khái niệm đầy lãng mạn “Con đường Tơ lụa” lịch sử mà các đoàn lữ hành trên lưng lạc đà đã đi qua giữa những ngọn núi và sa mạc Trung Á, cũng như tọa đàm về việc tái lập các mạng lưới hàng hải trên Ấn Độ Dương mà Đô đốc hải quân Trung Quốc Trịnh Hòa đã bảy lần dẫn hạm đội của mình băng qua. Nhằm nhấn mạnh vai trò lịch sử của Trung Quốc như là biểu tượng của hòa bình và thịnh vượng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy các tuyến đường thương mại cổ xưa, gần đây nhất là trong các chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới các nước Trung và Nam Á.

Tuy nhiên, có một vấn đề nhỏ trong chiến dịch dựa trên lịch sử này của Trung Quốc: lịch sử đang bị bóp méo. Continue reading “Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử”

#171 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 7): Lịch sử ra đời và tiến hóa của tiền tệ

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Barbaric Metal”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 7.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính:Lịch sử và sự tiến hóa của đồng tiền; sự xuất hiện của vàng với tư cách là nguồn cung tiền phổ quát; những nỗ lực của chính phủ trong việc qua mặt người dân bằng cách cắt rìa hoặc hạ thấp giá trị tiền xu vàng; thực tế rằng hệ thống tiền tệ không phụ thuộc vào số lượng vàng nhiều hay ít, và rằng “[in] nhiều tiền hơn” không có nghĩa là phải cần nhiều vàng hơn. Continue reading “#171 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 7): Lịch sử ra đời và tiến hóa của tiền tệ”

#164 – Tác động chính trị của toàn cầu hóa

Nguồn: Suzanne Berger (2000). “Globalization and Politics”, American Review of Political Science, No. 3, pp. 43-62.

Biên dịch: Phạm Thị Thu Hà | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan: #28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa 

Chương này tập trung vào các vấn đề quan trọng được công chúng và các học giả quan tâm hiện nay, đó là ảnh hưởng của sự thay đổi kinh tế thế giới đến chính trị và xã hội của các quốc gia. Trong hai thập kỷ qua, đã có sự tăng trưởng đáng kể của vốn đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp nước ngoài và trao đổi thương mại qua biên giới song song với việc nhiều rào cản thương mại về hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia được gỡ bỏ. Continue reading “#164 – Tác động chính trị của toàn cầu hóa”

#132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử

Nguồn: Marc F. Plattner (2012). “Media and Democracy: The Long View”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 4 (October), pp. 62-73.>>PDF

Biên dịch: Bùi Thị Hoàng Hà | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Ngày nay tất cả chúng ta đều ý thức được là mình đang sống trong cuộc cách mạng thông tin liên lạc. Trong suốt hai thập kỉ qua, chúng ta đã được chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ truyền thông và trong cách áp dụng chúng – cách đây chỉ một vài năm không ai có thể tiên đoán được sự bùng nổ của mạng xã hội Facebook hay Twitter. Hơn nữa, những sự đổi mới (công nghệ) đó dường như vẫn đang tiếp diễn với một nhịp độ phát triển mau lẹ. Giới trẻ ngày nay được sinh ra trong một thế giới đầy biến đổi Continue reading “#132 – Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử”

#89 – Ngoại giao công chúng và sức mạnh mềm

Nguồn: Joseph S. Nye Jr. (2008). “Public Diplomacy and Soft Power”, The ANNALS of the American Academy of Political and Social Science, 616, pp. 94-109.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hạnh | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan:  #62 – Ngoại giao công chúng và sự trỗi dậy của quyền lực mềm Trung Quốc / #30 – Thực thi sức mạnh mềm

Sức mạnh mềm là khả năng tác động đến người khác để đạt được kết quả mong muốn thông qua cách cuốn hút, hấp dẫn họ thay vì ép buộc hay mua chuộc bằng tiền. Đối với một quốc gia, sức mạnh mềm tồn tại ngay trong văn hóa, các giá trị và chính sách của mình. Một chính sách quyền lực khôn khéo phải biết kết hợp cả hai nguồn lực sức mạnh cứng và mềm. Ngoại giao công chúng từ lâu đã được xem như một công cụ để quảng bá sức mạnh mềm của một quốc gia và cũng là một trong những yếu tố cần thiết để giành phần thắng trong Chiến tranh Lạnh.  Cuộc chiến hiện nay chống lại nạn khủng bố xuyên quốc gia chính là cuộc chiến nhằm giành được trái tim và khối óc, do vậy việc tin tưởng quá mức vào duy nhất sức mạnh cứng không phải là con đường dẫn đến thành công trong cuộc chiến này. Ngoại giao công chúng là một vũ khí quan trọng trong kho vũ khí của sức mạnh thông minh. Tuy nhiên, ngoại giao công chúng khôn khéo đòi hỏi sự hiểu biết chắc chắn về vai trò của sự khả tín, sự tự phê và xã hội dân sự trong việc hình thành sức mạnh mềm.
Continue reading “#89 – Ngoại giao công chúng và sức mạnh mềm”

#71 – Tình trạng khủng hoảng nước ngày một trầm trọng ở Châu Á

Nguồn: Brahma Chellaney (2012). “Asia’s Worsening Water Crisis”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 2, pp. 143-156.

Biên dịch: Nguyễn Vân Anh | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan:  #67 – Hệ lụy an ninh của vấn đề biến đổi khí hậu

Trong tất cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết đối với thế giới hiện đại, nước là nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Trong khi chúng ta có thể thay thế dầu bằng các nguồn năng lượng khác, thì không gì có thể thay thế được nước. Nước đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sản xuất của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường, từ thực phẩm đến sản phẩm công nghiệp, cũng như sản xuất điện năng, lọc dầu và khí đốt, khai thác than và uranium. Nói một cách đơn giản, khan hiếm nước và sự phát triển kinh tế không thể song hành cùng nhau.1 Continue reading “#71 – Tình trạng khủng hoảng nước ngày một trầm trọng ở Châu Á”