Vì sao các cuộc biểu tình đường phố kém hiệu quả?

MSK-street-protests

Nguồn: Moisés Naím, “Why Street Protests Don’t Work,” The Atlantic, April 07, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Các cuộc biểu tình đường phố đang thịnh hành. Từ Bangkok đến Caracas, từ Madrid đến Moskva, những ngày này (4/2014) không có tuần nào trôi qua mà không có tin tức về một đám đông lớn tập hợp trên đường phố của những thành phố lớn trên thế giới. Có nhiều lý do để biểu tình (hệ thống giao thông công cộng và giáo dục chất lượng kém và đắt đỏ, kế hoạch san bằng một công viên, tình trạng lạm quyền của cảnh sát…). Thông thường, cơn bất bình nhanh chóng lan rộng sang việc phủ nhận chính phủ, hoặc người đứng đầu cơ quan này, hoặc đến những tố cáo rộng hơn về tham nhũng và bất bình đẳng kinh tế.

Hình ảnh chụp từ trên không các cuộc diễu hành chống chính phủ thường cho thấy một biển người giận dữ đòi hỏi sự thay đổi. Nhưng những gì mà những đám đông này đạt được lại ít đến đáng ngạc nhiên. Nguồn năng lượng chính trị dồi dào trên thực địa cực kỳ không tương xứng với những kết quả thực tế của các cuộc biểu tình này. Continue reading “Vì sao các cuộc biểu tình đường phố kém hiệu quả?”

#28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa

PeopleGlobe

Nguồn: Moisés Naím (2009). “Think again: Globalization”, Foreign Policy, No. 171 (March/April), pp. 28-30, 32, 34.>>PDF

Biên dịch: Vũ Thị Thu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #154 – Toàn cầu hóa chính trị thế giới

Hãy quên đi những bản cáo phó vội vàng. Đối với những người phê phán, toàn cầu hóa là nguyên nhân của sự sụp đổ nền tài chính hiện nay, sự gia tăng bất bình đẳng, gian lận thương mại và kém an ninh. Nhưng đối với phe ủng hộ toàn cầu hóa, đó cũng là hướng giải pháp cho những vấn đề này. Điều không thể tranh cãi đó là toàn cầu hóa vẫn đang tồn tại. Continue reading “#28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa”