Trung Quốc đang dùng chiến tranh pháp lý để cưỡng ép Đài Loan như thế nào?

Nguồn: Nathan Attrill, “China’s ‘Taiwanese separatist’ hotline shows expanding lawfare strategy”, The Strategist, 09/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Chiến dịch cưỡng ép Đài Loan của Bắc Kinh đang chuyển sang giai đoạn căng thẳng hơn về mặt pháp lý. Trong khi các cuộc tập trận quân sự và chiến tranh nhận thức vẫn là những yếu tố chính trong chiến thuật cưỡng ép của Bắc Kinh, Trung Quốc hiện đang tăng cường sử dụng luật pháp một cách có hệ thống để nhắm mục tiêu vào nền dân chủ của Đài Loan. Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực hình sự hóa các nhà lãnh đạo được bầu của Đài Loan, đáng chú ý nhất là việc thiết lập một đường dây nóng tố cáo công khai. Continue reading “Trung Quốc đang dùng chiến tranh pháp lý để cưỡng ép Đài Loan như thế nào?”

Tại sao Đài Loan không cần phải tuyên bố ‘độc lập’?

Nguồn: Nathan Attrill, “Every day is Independence Day in Taiwan”, The Strategist, 01/07/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Trong bài phát biểu khởi động chuỗi “10 bài nói chuyện về Đất nước” vào ngày 22 tháng 6, Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức đã tuyên bố rằng Đài Loan “tất nhiên là một quốc gia”, viện dẫn hệ thống dân chủ, lịch sử riêng biệt và việc Bắc Kinh không có quyền tài phán đối với hòn đảo này. Đây là một trong những lời khẳng định rõ ràng nhất của ông về bản sắc quốc gia của Đài Loan: không phải là lời kêu gọi thay đổi, mà là một tuyên bố về thực tế hiện tại.

Bắc Kinh đã phản ứng dữ dội. Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc đã lên án những nhận xét của ông Lại là “tuyên bố độc lập của Đài Loan” chứa đầy “những luận điệu sai lạc”, cáo buộc ông kích động ly khai và “đẩy Đài Loan đến chiến tranh”. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cảnh báo rằng những bài phát biểu như vậy sẽ “bị chôn vùi trong đống rác của lịch sử”, và nói thêm rằng những nhận xét gây hấn của ông Lại đã phớt lờ mong muốn mạnh mẽ về hòa bình của công chúng Đài Loan. Continue reading “Tại sao Đài Loan không cần phải tuyên bố ‘độc lập’?”

Giới hạn trong chiến lược của Trung Quốc nhằm lấy lòng Gen Z Đài Loan

Nguồn: Nathan Attrill, “China’s love-bombing of Gen Z Taiwanese has its limits”, The Strategist, 26/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Thông qua việc sử dụng kết hợp các tour du lịch được trợ cấp, học bổng đại học, tuyên truyền kiểu TikTok và tiếp cận những người có ảnh hưởng, Bắc Kinh đang cố gắng thu phục thế hệ ở Đài Loan lớn lên cùng với dân chủ, tự do và ý thức sâu sắc về bản sắc Đài Loan tách biệt với Trung Quốc.

Nhưng chiến dịch này đã thành công đến mức nào? Và những hậu quả chính trị là gì? Mặc dù quyền lực mềm của Trung Quốc đã tạo được những bước đột phá về văn hóa – đặc biệt thông qua các ứng dụng phổ biến và nội dung về lối sống – nhưng nhìn chung, nó đã thất bại trong việc thay đổi niềm tin chính trị của giới trẻ Đài Loan. Kết quả là một thế hệ có ý thức chính trị hơn – một thế hệ ngày càng quen thuộc với các chiến thuật cưỡng chế được sử dụng chống lại họ. Continue reading “Giới hạn trong chiến lược của Trung Quốc nhằm lấy lòng Gen Z Đài Loan”