Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P2)

EMEA-Stockholm

Tác giả: Ngô Giang (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P1)

Khái quát vài nét về “chủ nghĩa xã hội dân chủ” Thụy Điển

Dưới ảnh hưởng tuyên truyền của Liên Xô, lâu nay chúng ta có thành kiến rất sâu sắc về phong trào chủ nghĩa xã hội dân chủ Tây Âu. Thực ra, cho tới ngày Liên Xô biến mất, người Liên Xô chưa bao giờ giới thiệu cho chúng ta biết một cách khách quan, trung thực về tình hình thực sự của phong trào xã hội dân chủ Tây Âu (kể cả mối quan hệ giữa các đảng cộng sản với các đảng xã hội dân chủ), không phải là “phủ định nhiều, khẳng định ít”, mà là phủ định toàn bộ. Trước hết, tôi muốn nói một điều: thật ra phong trào xã hội dân chủ Tây Âu đã phức tạp lại đa dạng, tình hình các nước không hoàn toàn giống nhau. Thụy Điển không ở vào vùng đất “trái tim” của thế giới tư bản, mà chỉ là “tứ chi” thôi (“trái tim” và “tứ chi” là cách nói của Mác), cách khá xa vùng trung tâm giành giật của các thế lực tư bản cường quyền, do đó cuộc cải cách xã hội của Thụy Điển có thể tiến hành tương đối tự chủ mà không, hoặc ít chịu sự can thiệp và ảnh hưởng của các thế lực ngoại quốc. Continue reading “Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P2)”

Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P1)

swedish-flag

Tác giả: Ngô Giang (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của dịch giả: Từ lâu nhiều người chúng ta đã quan tâm tới vấn đề Việt Nam nên theo mô hình CNXH nào? Năm 1981 cụ Phạm Văn Đồng từng nói: “Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi thấy ta không theo được Mô hình Xô Viết” (xem “Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm”, tr. 923, Trần Quốc Vượng). Lại nghe nói ông Vũ Oanh (nguyên UV BCT) có đề nghị nghiên cứu về mô hình CNXH Thụy Điển. Người Trung Quốc đã nghiên cứu nhiều, từ năm 2002 họ bắt đầu cho công khai đăng một loạt bài về mô hình này. Đảng CSTQ từ những năm 1980 đã cử các đoàn cán bộ sang Thụy Điển khảo sát và do đó có bài giới thiệu sau đây. Sau đó năm 2008 Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chính thức thăm Thụy Điển. Hồi đó có dư luận Trung Quốc sẽ theo mô hình CNXH Thụy Điển. Nhưng cuối cùng thì phe phản đối đã thắng với lý do chủ yếu là làm như thế thì ĐCSTQ sẽ mất quyền lãnh đạo đất nước – đây là quyền lợi sống chết không thể để mất. Tuy nhiên, dù mô hình CNXH Thụy Điển vì thế vẫn là vấn đề “nhạy cảm”, nhưng là một thực tế cần được bàn đến vì lợi ích của dân tộc. Continue reading “Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P1)”

Cuộc đời “cha đẻ Học thuyết Ngăn chặn” G. F. Kennan

image (1)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17 tháng 3 năm 2005, ông già George Frost Kennan 101 tuổi trút hơi thở cuối cùng trong nhà riêng tại Princeton bang New Jersey.

Thời báo New York gọi Kennan là “Nhà ngoại giao Mỹ đã thực hiện sứ mạng lớn hơn bất cứ nhà ngoại giao nào cùng thế hệ ông trong việc tạo dựng chính sách của nước Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh”. Tạp chí Foreign Policy mô tả Kennan là “nhà ngoại giao có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX”. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Colin Powell gọi Kennan là “người thầy tốt nhất của chúng ta”.

Kennan còn được gọi là Cha đẻ của Học thuyết ngăn chặn (containment) nổi tiếng, tuy rằng ông từng tuyên bố học thuyết này là sai lầm lớn nhất trong đời mình. Continue reading “Cuộc đời “cha đẻ Học thuyết Ngăn chặn” G. F. Kennan”

Bao giờ Trung Quốc đuổi kịp Mỹ?

us_china_flags-100525862-primary.idge

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc có những khó khăn nào khi đuổi và vượt Mỹ? Nhà quan sát kinh tế tài chính Trung Quốc Vương Doanh Doanh cho rằng khoảng cách lớn Trung Quốc thua kém Mỹ không chỉ thể hiện ở các số liệu thống kê kinh tế nhìn thấy được, cũng không ở quốc lực tổng hợp và sức mạnh quân sự đâu đâu cũng có thể cảm nhận thấy, mà thể hiện ở văn hóa chế độ — một yếu tố quan trọng hơn nhiều so với các số liệu kinh tế và quốc lực tổng hợp! Quan điểm này đáng được chú ý.

Tạp chí Time nổi tiếng của Mỹ trong một bài viết có tựa đề “Thế kỷ Trung Quốc” thậm chí còn nói sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc đã là một hiện thực, thế kỷ XXI chắc chắn là thế kỷ của Trung Quốc…. Không ít người Trung Quốc thấy thế mà vui mừng, kích động, nhảy cẫng lên reo hò… Nghiễm nhiên việc Trung Quốc vượt Mỹ là chuyện đang tới gần ngày một ngày hai, “Chắc chắn thế kỷ XXI là thế kỷ của Trung Quốc!” Continue reading “Bao giờ Trung Quốc đuổi kịp Mỹ?”

Trung Quốc: “Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cải tạo Đảng Cộng sản!”

pb-110701-china-communist-da-06.photoblog900

Tác giả: Trương Hiền Lượng | Giới thiệu & lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của Dịch giả: Trương Hiền Lượng ( , 1936-2014) là nhà văn, nhà thư pháp, nhà sưu tầm cổ vật, tác gia cấp I Nhà nước Trung Quốc (TQ), đảng viên Đảng Cộng sản TQ, tốt nghiệp đại học. Do có lý lịch gia đình “phản động”, năm 18 tuổi phải đi cải tạo lao động ở vùng núi Ninh Hạ. 1957 đăng báo bài thơ Đại Phong Ca, bị chụp mũ phái hữu, bị bắt giam và đưa đi cải tạo 22 năm, có thời gian phải đi ăn xin. Tháng 9/1979 được xoá án. Năm 1980 làm biên tập viên một tạp chí văn học, vào Hội Nhà Văn TQ. Từ 1981 chuyên sáng tác văn học và kiêm kinh doanh, có tài liệu nói ông sở hữu tài sản cỡ 100 triệu Nhân dân tệ (tương đương 12 triệu USD). Continue reading “Trung Quốc: “Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cải tạo Đảng Cộng sản!””

Trung Quốc: Chiến lược trở thành cường quốc biển

1024px-thumbnail

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Quá trình chuyển biến nhận thức về chiến lược biển của người Trung Quốc

Thực tế lịch sử cho thấy Trung Quốc tuy là nước lớn nhưng trong thời kỳ cận đại lại yếu hèn, bị các cường quốc bắt nạt, xâm chiếm. Đầu tiên, năm 1840, hạm đội Anh chiếm Quảng Châu, chính quyền nhà Thanh buộc phải ký Điều ước Nam Kinh nhục nhã; cuối cùng, năm 1937 phát xít Nhật tấn công Trung Quốc và dần dần chiếm đóng hầu hết nước này. Đại tá, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lưu Minh Phúc nhận xét: Căn nguyên của tất cả các thất bại đó là do “Trung Quốc lạc hậu về chiến lược”. Đồng thời ông đánh giá “Mỹ là nước lớn về chiến lược…, người Mỹ chưa từng có những sai sót chiến lược gây ra sự tụt lùi của đất nước.” Continue reading “Trung Quốc: Chiến lược trở thành cường quốc biển”

Trung Quốc có “từ bỏ Triều Tiên” hay không?

China-North-Korea

Tác giả: Vương Hồng Quang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Gần đây, chuyên gia vấn đề Triều Tiên là giáo sư Lý Đôn Cầu của Đại học Triết Giang viết bài đăng trên Thời báo Hoàn Cầu, cho rằng “Có một số học giả chiến lược kiến nghị Trung Quốc từ bỏ Triều Tiên, vấn đề cực kỳ quan trọng”.

Tôi không đồng ý quan điểm của GS Lý Đôn Cầu, bởi lẽ hiện nay Trung Quốc không tồn tại vấn đề từ bỏ Triều Tiên.

Thứ nhất, giáo sư Lý nói “Trung Quốc và Triều Tiên là hai quốc gia độc lập”, điểm này tôi hoàn toàn tán thành, nhưng nói “Hai nước Trung Quốc-Triều Tiên có lợi ích nhất trí” thì tôi không dám gật đầu bừa. Trung Quốc-Triều Tiên mỗi nước có lợi ích của mình, có lợi ích có thể gần nhau hoặc nhất trí, có lợi ích thì khác nhau nhiều. Continue reading “Trung Quốc có “từ bỏ Triều Tiên” hay không?”

Người Trung Quốc viết về nạn diệt chủng của Khmer Đỏ

Khmer Đỏ tiếp quản Phnom Penh

Biên dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng”;  Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot

Lời giới thiệu của Dịch giả: Trong dịp kỷ niệm 30 năm ngày chính quyền Campuchia Dân chủ của Khmer Đỏ sụp đổ (4-1978), nhiều báo mạng Trung Quốc đăng bài viết về cuộc diệt chủng xảy ra dưới chính quyền này. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một bài có đầu đề “Vén bức màn bí mật về cuộc đại tàn sát do Khmer Đỏ tiến hành nhân danh cách mạng” (không thấy ghi tên tác giả). Vì bài rất dài nên chúng tôi lược bỏ một số đoạn không cần thiết lắm nhưng có chú thích, các đoạn còn lại thì dịch nguyên văn để bạn đọc hiểu chính xác ý tác giả.

Ba mươi năm trước đây chính quyền Campuchia Dân chủ do Khmer Đỏ xây dựng bị lật đổ bởi 10 vạn đại quân Việt Nam và bởi bộ đội của mình quay súng chống lại. Sau đó các tài liệu liên quan tới lịch sử  đẫm máu của chính quyền này dần dần được công bố, chủ yếu thấy trong lời kể của những người dân Campuchia tị nạn, phỏng vấn của các nhà báo phương Tây, điều tra của các học giả, và các tài liệu do chính phủ Việt Nam và chính phủ mới của Campuchia do Việt Nam nâng đỡ chỉnh lý và công bố. Continue reading “Người Trung Quốc viết về nạn diệt chủng của Khmer Đỏ”

Vì sao người Trung Quốc thích Putin?

0019b91ecaeb1463cb4d0a

Biên dịch: Nguyên Hải

Lời giới thiệu: Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 24/5 có đăng bài dưới tiêu đề “Vương Nguyên Phong: Nỗi lòng Putin của người Trung Quốc”. Xin dịch nguyên văn để bạn đọc tham khảo và qua đó biết tâm lý hung hăng hiếu chiến của một số dân mạng Trung Quốc được hình thành, phát triển như thế nào và chịu ảnh hưởng ra sao từ các nhân tố bên ngoài.

Cho dù Putin không được hoan nghênh ở phương Tây nhưng ông lại vô cùng có duyên ở Trung Quốc. Rất nhiều người Trung Quốc hết lòng ưa thích nhà lãnh đạo quốc gia láng giềng phương Bắc này. Trong trò chuyện riêng tư, rất nhiều người bày tỏ tình cảm ca ngợi Putin. Trong quần thể bạn bè vi tín[1] do người Trung Quốc gần đây tạo dựng nên, có không ít người chuyển phát những câu như “Cánh đàn ông hãy kính chào ngài Putin!”; trên mạng lại càng nhiều, chẳng hạn “Lời Putin từng nói, quy tắc đàn ông của Putin” được lưu truyền bằng những “cách ngôn” nói theo giọng của Putin. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc thích Putin?”

Mười năm Học viện Khổng Tử

Viện Khổng Tử-Tập Cận Bình

Tác giả: Nguyên Hải

Khái quát về hệ thống Học viện Khổng tử

Theo tuyên bố của Văn phòng Tiểu tổ lãnh đạo công tác dạy Hán ngữ đối ngoại nhà nước (viết tắt Hanban tức Hán Biện),[1] Học viện Khổng Tử (孔子学院)là một cơ quan trao đổi giáo dục và văn hóa do Hanban thành lập trên phạm vi toàn cầu nhằm phổ cập Hán ngữ, truyền bá văn hóa và Quốc học Trung Hoa. Học viện Khổng Tử có tính chất công ích xã hội, không vì lợi nhuận, hoạt động theo phương châm “Tôn trọng lẫn nhau, hữu hảo hiệp thương, bình đẳng cùng có lợi”. Công việc quan trọng nhất của Học viện này là cung cấp cho những người học Hán ngữ một bộ giáo trình học Hán ngữ hiện đại tiêu chuẩn, có uy tín, và một kênh dạy Hán ngữ chính quy nhất.  Continue reading “Mười năm Học viện Khổng Tử”

Nhật ký Lý Bằng viết về Hội nghị Thành Đô

thanhdo

Tác giả: Lý Bằng | Biên dịch : Nguyên Hải

 [Năm 1986]

Ngày 26 tháng 12, Thứ Sáu, trời âm u, có mưa

Tại Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam [ĐCSVN], Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng, thay cho nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời hồi tháng 7.

[Năm 1989]

Ngày 26 tháng 8, Thứ Bảy, trời âm u, có mưa

Hôm nay Việt Nam tuyên bố đã “rút toàn bộ quân đội” từ Campuchia. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề Campuchia, cũng quét sạch trở ngại cho việc bình thường hóa mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam. Continue reading “Nhật ký Lý Bằng viết về Hội nghị Thành Đô”

Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P. 2)

Mao-Zedong_2705376b

Tác giả: Lí Lị & Hàn Đức Cường | Biên dịch: Nguyên Hải

Bài liên quan: Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P.1)

Nhân dịp lần thứ 120 ngày sinh Mao Trạch Đông, mạng BBC tiếng Trung đã phỏng vấn hai học giả đại diện cho hai loại quan điểm (về Mao Trạch Đông) hoàn toàn khác nhau trong nước Trung Quốc, một là sử gia hiện đại Chương Lập Phàm [Zhang Lifan] và một là Hàn Đức Cường [Han Deqiang] Giáo sư Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh. Hai bài phỏng vấn đăng vào hai ngày. Hôm nay đăng bài phỏng vấn Hàn Đức Cường.

Hàn Đức Cường  là giáo sư Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh, nhà kinh tế không thuộc dòng chính của Trung Quốc, cũng là một trong những nhà sáng lập trang mạng phái tả nổi tiếng ở Trung Quốc “Miền quê hư ảo” [Wu you zhi xiang]. Trong giới tư tưởng Trung Quốc hiện nay, Hàn Đức Cường hoạt động rất sôi nổi, tự xưng “không phải là người theo chủ nghĩa Mác-Lê, mà là người theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông”. Continue reading “Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P. 2)”

Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô

141017141720_do_muoi_512x288_xinhua

Tác giả: Lý Gia Trung[1] | Biên dịch: Nguyên Hải

Tháng 11 năm 1991, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt chính thức thăm Trung Quốc, lãnh đạo hai nước ra Thông cáo chung, tuyên bố thực hiện bình thường hóa mối quan hệ Trung –Việt, từ đó kết thúc trạng thái đối lập trong mối quan hệ giữa hai nước kéo dài tới 13 năm. Cần nói rằng để đạt được mục tiêu ấy, cả hai bên đều đã có những cố gắng lớn, trong đó cuộc gặp Thành Đô tháng 9-1990 giữa người lãnh đạo hai nước có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Nó đánh dấu điểm ngoặt trong mối quan hệ Trung-Việt, không những san bằng con đường bình thường hóa mối quan hệ này mà còn có ảnh hưởng sâu sắc lâu dài tới sự tiếp tục phát triển mối quan hệ hai nước. Continue reading “Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô”