Tại sao Mỹ không nên áp dụng chính sách ngăn chặn với Trung Quốc?

Nguồn: John Mueller, “The Case Against Containment, Foreign Affairs, 21/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến lược này đã không giúp giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh và cũng sẽ không thể đánh bại Trung Quốc.

Trong cuộc tranh luận về cách nước Mỹ nên ứng phó với một Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán, nhiều nhà bình luận đã ủng hộ một giải pháp có sẵn: chính sách ngăn chặn. Bằng cách áp dụng chính sách Chiến tranh Lạnh này, Washington đã đẩy lùi những tiến bộ chính trị và quân sự của Liên Xô (và Trung Quốc) ở bất cứ nơi nào chúng xuất hiện, nhờ đó ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản quốc tế lan rộng. Theo lối nghĩ này, chính sách ngăn chặn đã giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, cho phép người Mỹ kiểm soát sức mạnh của Liên Xô mà không cần tham gia vào một cuộc chiến trực tiếp với nước này. Continue reading “Tại sao Mỹ không nên áp dụng chính sách ngăn chặn với Trung Quốc?”

George Kennan đã tiên tri chính xác về quan hệ Nga-Ukraine như thế nào?

Nguồn: Frank Costigliola, “Kennan’s Warning on Ukraine,” Foreign Affairs, 27/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tham vọng, bất ổn, và những hiểm họa của nền độc lập

George Kennan, nhà ngoại giao xuất chúng và nhà quan sát quan hệ quốc tế người Mỹ, đã trở nên nổi tiếng nhờ dự báo về sự sụp đổ của Liên Xô. Một dự báo ít được biết đến hơn của ông là lời cảnh báo năm 1948, rằng sẽ không có chính phủ Nga nào chấp nhận nền độc lập của Ukraine. Đoán trước được bế tắc giữa Moscow và Kyiv, vào thời điểm đó, Kennan đã đưa ra những gợi ý chi tiết về cách Washington nên giải quyết cuộc xung đột giữa một Ukraine độc lập với Nga. Ông trở lại với chủ đề này nửa thế kỷ sau đó. Kennan, khi ấy đang trong độ tuổi 90, đã cảnh báo rằng việc NATO mở rộng về phía đông sẽ hủy hoại nền dân chủ ở Nga và châm ngòi cho một cuộc Chiến tranh Lạnh khác. Continue reading “George Kennan đã tiên tri chính xác về quan hệ Nga-Ukraine như thế nào?”

01/07/1947: Bài viết của ‘Mr.X’ xuất bản trên Foreign Affairs

Nguồn: “Mr. X” article appears in Foreign Affairs, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ, George Kennan, đã sử dụng bút danh “Mr. X” để xuất bản một bài báo có tựa đề The Sources of Soviet Conduct (Nguồn gốc hành vi của Liên Xô) trong ấn bản tháng 7 của tờ Foreign Affairs. Bài báo tập trung vào lời kêu gọi của Kennan cho chính sách ngăn chặn Liên Xô (containment) và thiết lập nền tảng cho phần lớn chính sách đối ngoại của nước Mỹ trong giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.

Tháng 02/1946, khi đang là đại biện lâm thời (charge d’affaires) của Mỹ ở Moscow, Kennan đã viết The Long Telegram (Bức điện Dài) nổi tiếng của mình gửi cho Bộ Ngoại giao. Trong bức điện này, ông lên án sự lãnh đạo của cộng sản tại Liên Xô và kêu gọi người Mỹ dùng vũ lực chống lại sự bành trướng của Liên Xô. Được bạn bè và đồng nghiệp khuyến khích, Kennan đã chỉnh sửa bức điện thành một bài báo, The Sources of Soviet Conduct và xuất bản bài viết trong ấn bản tháng 07 của Foreign Affairs. Continue reading “01/07/1947: Bài viết của ‘Mr.X’ xuất bản trên Foreign Affairs”

22/02/1946: Kennan gửi ‘Bức điện Dài’ về Bộ Ngoại giao Mỹ

Nguồn: George Kennan sends “long telegram” to State Department, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, George Kennan, Đại biện lâm thời của Mỹ tại Moskva, đã gửi một bức điện dài 8.000 từ đến Bộ Ngoại giao, trong đó nêu lên quan điểm của ông về Liên Xô và chính sách của Mỹ đối với nước này. Phân tích của Kennan trở thành một trong những nền tảng có ảnh hưởng nhất đối với chính sách ngăn chặn của Mỹ trong thời chiến tranh Lạnh.

Kennan là một trong những nhà ngoại giao đầu tiên làm việc tại Đại sứ quán của Mỹ ở Liên Xô vào năm 1933. Dù thường thể hiện sự tôn trọng đối với nhân dân Nga, nhưng các đánh giá của ông về chế độ cộng sản của Liên Xô lại rất tiêu cực và khắc nghiệt. Suốt Thế chiến II, Kennan vẫn luôn tin rằng sự thân thiện và hợp tác với lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin của Tổng thống Franklin D. Roosevelt là hoàn toàn không đúng. Chưa đầy một năm sau cái chết của Roosevelt, Kennan, khi đó đang là Đại biện lâm thời của Mỹ tại Moskva, đã trình bày quan điểm của mình trong bài viết được gọi là Bức điện Dài (The Long Telegram) Continue reading “22/02/1946: Kennan gửi ‘Bức điện Dài’ về Bộ Ngoại giao Mỹ”

Cuộc đời “cha đẻ Học thuyết Ngăn chặn” G. F. Kennan

image (1)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17 tháng 3 năm 2005, ông già George Frost Kennan 101 tuổi trút hơi thở cuối cùng trong nhà riêng tại Princeton bang New Jersey.

Thời báo New York gọi Kennan là “Nhà ngoại giao Mỹ đã thực hiện sứ mạng lớn hơn bất cứ nhà ngoại giao nào cùng thế hệ ông trong việc tạo dựng chính sách của nước Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh”. Tạp chí Foreign Policy mô tả Kennan là “nhà ngoại giao có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX”. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Colin Powell gọi Kennan là “người thầy tốt nhất của chúng ta”.

Kennan còn được gọi là Cha đẻ của Học thuyết ngăn chặn (containment) nổi tiếng, tuy rằng ông từng tuyên bố học thuyết này là sai lầm lớn nhất trong đời mình. Continue reading “Cuộc đời “cha đẻ Học thuyết Ngăn chặn” G. F. Kennan”

#27 – Nguồn gốc hành vi của Liên Xô

Stalin poses ad demagod WW2 Propaganda Poster

Nguồn: X (George F. Kennan) (1947), “The Sources of Soviet Conduct”, Foreign Affairs, No. 25 (July), pp. 566-582. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Hạnh | Hiệu đính: Bùi Hải Thiêm

Lời giới thiệu: Năm 1947, một bài viết có tựa đề “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô” được đăng trên tạp chí Foreign Affairs dưới bút danh X đã trở thành tâm điểm của dư luận nước Mỹ. Bài viết đề cập những yếu tố như cách thức vận hành, nền tảng quyền lực và thế giới quan của chính quyền Liên Xô, phân tích những thách thức mà nước này đặt ra cho Mỹ và các nước phương Tây, đồng thời đề xuất các giải pháp ứng phó. Bài viết thực tế bắt nguồn từ một bức điện mà George F. Kennan, Phó Đại sứ Mỹ tại Matx-cơ-va, gửi về cho Bộ Quốc phòng Mỹ vào năm 1946. Bức điện và bài viết của Kennan được coi là một trong những nền tảng quan trọng dẫn tới chính sách ngăn chặn của Mỹ đối với Liên Xô, thúc đẩy sự ra đời của cuộc Chiến tranh Lạnh chia rẽ hai nước này cũng như nền chính trị thế giới trong suốt hơn 40 năm. Đây cũng là một bài đọc kinh điển thường được đưa vào tập bài đọc nhập môn chuyên ngành Quan hệ quốc tế của các trường đại học trên thế giới. Ban Biên tập Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết quan trọng này. Continue reading “#27 – Nguồn gốc hành vi của Liên Xô”