Cơ hội kinh tế từ việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone

Martin-Sutovec-Slovakia-FULL

Nguồn: Alberto Bagnai, Brigitte Granville, Peter Oppenheimer, “The Economic Opportunity of Greece’s Exit”, Project Syndicate, 24/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Dũng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dòng đầu tiên trong Hiệp ước Rome 1957—văn bản thành lập cho tổ chức rốt cuộc trở thành Liên minh Châu Âu sau này—“kêu gọi một liên minh mãi bền vững giữa các dân tộc Châu Âu.” Tuy nhiên, quan niệm đó gần đây đang bị đe doạ, bị phá hoại bởi chính giới tinh hoa chính trị Âu Châu, những người đã thiết lập một đồng tiền chung nhưng không quan tâm tới những đường đứt gãy báo hiệu sự đổ vỡ của nó.

Ngày nay, những vết rạn đó đã dần lộ ra và ngày càng tồi tệ hơn bởi cuộc khủng hoảng triền miên của Hy Lạp. Và không ở đâu sự rạn nứt này rõ ràng hơn là trong mối quan hệ giữa Hy Lạp và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Continue reading “Cơ hội kinh tế từ việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone”

Các biện pháp trừng phạt kinh tế có hiệu quả không?

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Do Economic Sanctions Work?Project Syndicate, 02/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Dũng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây trong lịch sử

Khi tin tức về các biện pháp trừng phạt kinh tế mà phương Tây đang áp đặt lên Nga, Iran và Cuba đang tràn ngập các mặt báo, đã đến lúc chúng ta nên bàn về tính hiệu quả của những biện pháp này. Câu trả lời ngắn gọn là các biện pháp trừng phạt kinh tế thường chỉ có kết quả khiêm tốn, ngay cả khi chúng có thể là phương tiện thiết yếu để thể hiện tinh thần quyết tâm. Nếu muốn các biện pháp trừng phạt kinh tế đóng vai trò quan trọng trong ngoại giao ở thế kỷ 21, chúng ta nên đánh giá lại hiệu quả của chúng trong quá khứ.

Như Gary Hufbauer và Jeffrey Schott đã viết trong cuốn sách kinh điển của họ về đề tài này, lịch sử của các biện pháp trừng phạt kinh tế bắt đầu ít nhất là từ năm 432 TCN khi vị chính khách và tướng lĩnh Hy Lạp cổ đại Pericles ban hành “sắc lệnh Megar” nhằm trả đũa vụ bắt cóc 3 người hầu của Aspasia (người tình của Pericles – NHĐ). Continue reading “Các biện pháp trừng phạt kinh tế có hiệu quả không?”

Chống thao túng tiền tệ: Phần còn thiếu của TPP

yuan_dollar001_16x9

Tác giả: Simon Johnson | Biên dịch: Nguyễn Quang Dũng

Nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang tìm cách thúc đẩy một hiệp định thương mại tự do khu vực quy mô lớn với tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, liệu nước Mỹ có đang đi đúng hướng trong quá trình này hay không?

Phạm vi ban đầu của TPP khá khiêm tốn, bao gồm Mỹ và một số đối tác thương mại (Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam). Nhưng nay Nhật Bản đã tham gia và Hàn Quốc cũng đang theo dõi rất sát hiệp định. Có khả năng Trung Quốc cũng sẽ can dự thông qua hiệp định này hoặc một khuôn khổ tương tự trong tương lai không xa. Continue reading “Chống thao túng tiền tệ: Phần còn thiếu của TPP”