Nhìn lại quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam từ 1994 đến nay

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Hoạch định và thực thi chính sách biển quốc gia

Ngày 16.11.1994 là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của luật pháp quốc tế khi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 bắt đầu có hiệu lực, trở thành cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các vấn đề liên quan đến biển và đại dương. Nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, học giả về luật pháp xem UNCLOS là hiến pháp của đại dương. Quả thực UNCLOS đã được vận dụng hiệu quả để giải quyết nhiều tranh chấp, bất đồng trên biển, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các quốc gia trong giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, phân định biển, hợp tác quốc tế v.v… Continue reading “Nhìn lại quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam từ 1994 đến nay”

Bài học từ hoạch định chính sách biển của một số nước trên thế giới

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy những quốc gia nào biết khai thác tiềm năng của biển đều trở thành các cường quốc đại dương có nền kinh tế phát triển phồn thịnh, trong số đó có một số quốc gia tiêu biểu như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nga, Nhật Bản, Mỹ v.v… Trong thời gian gần đây, một số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới đã tiến hành hoạch định chính sách quốc gia về biển với tầm nhìn dài hạn với phương châm tiến ra biển, biết khai thác tiềm năng của biển, đã có những bước tiến nhanh trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc gia nói chung và kinh tế biển nói riêng. Dưới đây là khảo sát một số nét cơ bản về chính sách biển của một số cường quốc về hàng hải trong khu vực và trên thế giới. Continue reading “Bài học từ hoạch định chính sách biển của một số nước trên thế giới”

Những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Trong bối cảnh hiện nay, khu vực Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên một số vùng biển đảo, quần đảo, với những quan điểm và cách thức tiếp cận giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia còn khác nhau. Có quốc gia lựa chọn biện pháp pháp lý, có quốc gia kiên định biện pháp đàm phán, có quốc gia kiên trì giữ nguyên trạng. Các vấn đề thảo luận giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo luôn phức tạp, khó tìm được tiếng nói chung, thậm chí khu vực Biển Đông cũng đã chứng kiến một số sự kiện Trung Quốc sử dụng biện pháp vũ lực để giải quyết tranh chấp, vào các năm 1956, 1974, 1988. Nhưng vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông không phải là vấn đề hoàn toàn không giải quyết được. Trong hệ thống pháp luật đã có những biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, bài viết sẽ góp phần luận giải những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo ở khu vực Biển Đông. Continue reading “Những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông”

Chính sách Biển Đông của Philippines dưới thời TT Duterte

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Từ khi nhậm chức vào ngày 30/6/2016 tới nay, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhiều lần bày tỏ mong muốn xử lý ổn thỏa vấn đề Biển Đông, khôi phục đối thoại, cải thiện quan hệ song phương với Trung Quốc. Sự cải thiện của quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã mở ra thời kỳ và cơ hội hội mới để giành được những thành quả rõ rệt hơn trong phát triển kinh tế hiện nay. Đối thoại, hòa bình và hợp tác trở thành nguyên tắc cơ bản trong chính sách của Chính quyền Tổng thống Duterte đối với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông. Cho dù có những phát ngôn về nội dung này đôi lúc trước sau có sự mâu thuẫn, xung đột với nhau, nhưng không ảnh hưởng đến nhận thức chung của bên ngoài về việc Chính quyền Tổng thống Duterte đang chuyển hướng hợp tác tích cực với Trung Quốc. Philippines chủ trương làm giảm căng thẳng trên biển trong quan hệ với Trung Quốc và nội dung này đã trở thành trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Chính quyền Tổng thống Duterte. Continue reading “Chính sách Biển Đông của Philippines dưới thời TT Duterte”

Bàn về học thuyết xây dựng chính sách biển Việt Nam hiện đại

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Nghiên cứu những quan điểm, học thuyết để xây dựng hay hoạch định chính sách biển là vấn đề khó nhưng rất căn bản. Bởi vì chính sách biển của mỗi quốc gia dân tộc ven biển được hoạch định và triển khai thực hiện như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của con người. Nhận thức về biển đảo của chúng ta đúng sẽ có một chính sách biển phù hợp và mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Bài viết giới thiệu về khung lý thuyết xây dựng chính sách biển Việt Nam hiện đại và phân tích các yếu tố hợp thành sức mạnh trên biển của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất những yêu cầu để xây dựng chính sách biển hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng-an ninh trên biển, phát triển kinh tế biển, hợp tác quốc tế về biển, phân định biển, bảo vệ môi trường biển, phát huy giá trị văn hóa biển của dân tộc Việt Nam. Continue reading “Bàn về học thuyết xây dựng chính sách biển Việt Nam hiện đại”

Tình hình an ninh Biển Đông: Vấn đề và cơ chế hợp tác

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

An ninh biển là một bộ phận cấu thành của an ninh quốc gia ven biển, quốc gia đảo và quốc gia quần đảo trên thế giới, ở phạm vi rộng hơn nó còn là bộ phận cấu thành an ninh khu vực và thế giới, có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề an ninh lục địa. Hiện nay, có 70% dân số thế giới sống ven biển đảo, quần đảo, đặc biệt hầu hết các trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn của các quốc gia và quốc tế đều nằm sát biển. Chính vì vậy, an ninh biển ngày càng có ảnh hưởng lớn đến an ninh đất liền của các quốc gia ven biển đảo, quần đảo. An ninh biển được hiểu là trạng thái ổn định, an toàn, không có các mối đe dọa xuất phát từ biển và các vùng đất đối với các hoạt động bình thường của các quốc gia, các tổ chức, cá nhân trên biển hoặc các mối đe dọa từ biển đối với của các quốc gia, các tổ chức, cá nhân trên đất liền. Như vậy, cũng giống như an ninh trên đất liền, an ninh biển bao gồm an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Continue reading “Tình hình an ninh Biển Đông: Vấn đề và cơ chế hợp tác”

Về một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa (1943-51)

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Đặt vấn đề

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi, dựa trên các yếu tố cấu thành chủ quyền của một quốc gia về lãnh thổ đó là khẳng định chủ quyền về mặt nhà nước và sự đương nhiên thừa nhận trong tập quán quốc tế. Việt Nam là quốc gia duy nhất có những dữ kiện địa lý, bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý quốc gia và quốc tế để xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nội dung chính sách về biển của Nhà nước Việt Nam trong quá trình xác lập chủ quyền về mặt nhà nước đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn phù hợp với hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế về xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ. Đó là một quốc gia khi xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ phải thể hiện đầy đủ tính chất về mặt nhà nước, tức là nhà nước đó có ban hành văn bản, chính sách và tổ chức quản lý hành chính vùng lãnh thổ đó hay không khi nó chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, đồng thời cách thức xác lập chủ quyền phải được thực hiện bởi tổ chức hành chính trực thuộc nhà nước. Xét về khía cạnh này, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Biển Đông đáp ứng đầy đủ tính chất về xác lập chủ quyền và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về mặt nhà nước theo quy định của luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế. Continue reading “Về một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa (1943-51)”

Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng

vietnam-mar-del-2

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Bài viết phân tích và luận giải quá trình phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan trong khu vực biển Đông giai đoạn 1982 – 2015. Trên cơ sở đó, để nhìn nhận lại những thành tựu và những mặt chưa đạt được trong quá trình đàm phán phân định biển, từ đó đúc rút những bài kinh nghiệm bổ ích để vận dụng vào các giai đoạn phân định biển tiếp theo được tốt hơn. Continue reading “Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng”

Chống cướp biển, cướp có vũ trang ở CA-TBD: Những vấn đề đặt ra

Piracy

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Cùng với quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các lĩnh vực kinh tế biển quốc tế có sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là lĩnh vực vận tải biển với hệ thống tàu thuyền và lưu lượng vận tải hàng hóa ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn cho các lĩnh vực kinh tế biển quốc tế, đặc biệt là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (CÁ – TBD) đang gặp nhiều khó khăn do vấn nạn cướp biển và cướp có vũ trang cùng song hành phát triển.[1] Vậy thực trạng vấn nạn này ở khu vực như thế nào? Sự hợp tác giải quyết ra sao đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Thực trạng cướp biển, cướp có vũ trang ở khu vực CÁ – TBD

Vấn nạn cướp biển, cướp có vũ trang đã xuất hiện từ lâu gắn với quá trình phát triển của các lĩnh vực kinh tế biển như ngành hàng hải, vận tải biển… Hầu hết các vùng biển trên thế giới đều xuất hiện vấn nạn này. Continue reading “Chống cướp biển, cướp có vũ trang ở CA-TBD: Những vấn đề đặt ra”

Một số phán quyết pháp lý về tranh chấp chủ quyền biển đảo

9e637066-cf71

Tác giả: TS. Nguyễn Thanh Minh

Mở đầu

Giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng biện pháp pháp luật đã xuất hiện từ lâu gắn liền với những phán quyết của Trọng tài quốc tế, Tòa án thường trực Công lý quốc tế và Tòa án Công lý quốc tế. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong đó có tranh chấp chủ quyền biển đảo đã xuất hiện ở nhiều khu vực trên phạm vi toàn thế giới. Nguyên nhân của tranh chấp chủ quyền biển đảo là do quan điểm chủ quyền của các quốc gia khác xa nhau, đồng thời do tham vọng địa chiến lược, địa quân sự, địa chính trị và địa kinh tế của một số quốc gia. Có những vụ việc đã được các bên tham gia tranh chấp đệ trình lên các cơ quan tài phán quốc tế thụ lý và phân xử một cách công bằng. Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong đó có tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng biện pháp pháp luật là phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Đôi khi những phán quyết của các thẩm phán đã trở thành những án lệ kinh điển trong lịch sử giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp pháp luật mà các thế hệ sau không thể không viện dẫn để phân xử tranh chấp. Continue reading “Một số phán quyết pháp lý về tranh chấp chủ quyền biển đảo”