Đáp trả Trung Quốc: hợp tác dựa trên sức mạnh

Nguồn: Patrick Cronin, “Respond to the China Challenge by Cooperating Through Strength”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần cuối trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại bốn phần trước: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung QuốcCác nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung QuốcMười bước để Mỹ ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc

Một thách thức mang tính cấp bách cho các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ là tìm ra phương pháp hiệu quả để đáp trả lại hành động gia tăng sức ép của Trung Quốc vốn không quan tâm đến các quy tắc hay các nước láng giềng. Điều cần thiết lúc này là một đánh giá rõ ràng về điều gì tạo ra các hành vi không thể chấp nhận được và việc phát triển một tập hợp các lựa chọn chính sách linh hoạt giúp áp đặt chi phí lên các hành động mang tính cưỡng ép và gây mất ổn định.

Trong khi chúng ta cần hiện diện quân sự tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, những thách thức từ “vùng xám” của Trung Quốc đòi hỏi nhiều hơn là những phương án có sẵn từ Bộ Quốc phòng. Thật vậy, một đánh giá chính sách liên cơ quan của chính phủ nên hài hoà với các hệ quả mang tính chiến lược của Hoa Kỳ: duy trì và thích ứng với một hệ thống hướng nội và dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ – Châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Đáp trả Trung Quốc: hợp tác dựa trên sức mạnh”

Mười bước để Mỹ ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “Pushing Back Against China’s Strategy: Ten Steps for the United States”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần thứ tư trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại ba phần trước: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung QuốcCác nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc

Trung Quốc vừa có chiến lược mới nhằm gia tăng lợi thế quân sự của mình trong khu vực. Mặc dù lớn tiếng về việc cân bằng giữa bảo vệ chủ quyền với ổn định khu vực, đây là một chiến lược khôn khéo của Trung Quốc nhằm từ từ tiến tới bá quyền. Bằng việc nhấn mạnh rằng Trung Quốc không chỉ là cường quốc lục địa mà còn là cường quốc trên biển, chiến lược mới đề cập tới việc dịch chuyển từ phòng thủ gần bờ sang phòng thủ ngoài biển khơi: đặt trọng tâm hướng đến khả năng tác chiến biển xanh, nghĩa là Hải Quân Trung Quốc có khả năng triển khai một cách tương xứng với Hải Quân Hoa Kỳ, ít nhất là trong những vùng biển gần và phần biển phía Tây Thái Bình Dương vốn mang vị trí yếu lược đối với Trung Quốc. Qua đó, Trung Quốc ngầm cảnh báo các nước lân cận rằng đừng tập hợp sức mạnh cũng như đối đầu với một Trung Quốc đang trỗi dậy, sẵn sàng giành lấy sứ mệnh lịch sử của mình. Dù tỏ rõ lập trường cứng rắn và không khoan nhượng, chiến lược thực sự của Trung Quốc không tập trung vào đối đầu trực tiếp hay gây ra xung đột, mà vẫn trong thế tìm kiếm một vị trí thuận lợi hơn cho mình. Continue reading “Mười bước để Mỹ ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc”

Các nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “In Search of a Southeast Asian Response To China’s Bid for Dominance”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần thứ ba trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại hai phần đầu: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc.

Đôi khi muốn duy trì trật tự đòi hỏi phải thực thi các quy tắc công bằng, thậm chí có khi phải đối mặt với những nguy cơ đối đầu mang tính nhất thời. Điển hình là trường hợp máy bay tuần tra Poseidon P8-A của Mỹ bay ngang Đá Chữ Thập và các đảo nhân tạo khác. Đá Chữ Thập và các dự án cải tạo đảo cho thấy những nỗ lực trắng trợn của Trung Quốc biến đường lưỡi bò 9 đoạn gây tranh cãi nhằm độc chiếm phần lớn vùng biển Đông trở thành việc đã rồi – trước khi tòa án quốc tế thông báo về tính hợp pháp của yêu sách này. Đá Chữ Thập không chỉ là một dự án đảo nhân tạo mang tính khiêu khích mà không lâu nữa, thực thể này sẽ trở thành một căn cứ quân sự mà quân đội Trung Quốc và các lực lượng chấp pháp có thể sử dụng để vận hành máy bay và tàu thủy. Continue reading “Các nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc”

Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “How China’s Land Reclamation Fits in Its Regional Strategy for Dominance”, War on The Rocks, 18/5/2015

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là bài thứ hai trong loạt bài của Patrick Cronin về chiến lược thống trị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem Phần 1 tại đây.

Một số nhà phân tích cho rằng “đội hình” đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông không đáng gây ra bận tâm lo lắng vì chúng có thể bị “xử” dễ dàng một khi chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên, họ không nhìn ra được cách thức mà những hòn đảo này gắn kết vào chiến lược “chậm mà chắc” đưa Trung Quốc trở thành bá quyền khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, Hoa Kỳ và các quốc gia trong khu vực luôn muốn vừa tối đa hóa hợp tác, lại vừa tối thiểu hoá xung đột. Chính điều này đã đẩy chúng ta rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trước các hành động hung hăng và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc, ví dụ như hành vi xây đắp các đảo nhân tạo. Trung Quốc đang tích cực gia tăng gấp đôi diện tích đất trên Biển Đông mà họ có ban đầu. Họ tìm cách biến tuyên bố chủ quyền mập mờ về đường chín đoạn, bao phủ gần hết toàn bộ Biển Đông (điều theo Hoa Kỳ là không có cơ sở pháp lý), thành một “chuyện đã rồi”. Bắc Kinh cũng đã từ chối không tham gia vào vụ kiện được đệ trình bởi Philippines trước Tòa Trọng tài về Luật Biển (ITLOS). Điều này đặt một dấu hỏi lớn về các lợi ích thực sự của Trung Quốc liên quan tới việc tuân thủ pháp luật quốc tế. Continue reading “Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc”

Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm

Nguồn: Patrick Cronin, “Chinese Regional Hegemony in slow motion”, War on The Rocks, 18/5/2015

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chúng ta đang ở giữa một cuộc cạnh tranh khốc liệt ở châu Á. Kẻ thúc đẩy cuộc cạnh tranh này chính là một đất nước Trung Quốc đang ngày càng trở nên hùng mạnh, với mục tiêu thiết lập lại các quy tắc ứng xử trên toàn bộ khu vực ngoại vi của mình; trong đó biển Đông chính là trọng tâm đối đầu chính yếu. Thông qua quá trình mở rộng ảnh hưởng của mình tại Đông Nam Á, Trung Quốc có thể chỉ đơn giản nghĩ rằng bản thân đang cố gắng xác lập lại vị thế lịch sử vốn có của mình như là một cường quốc thống trị khu vực. Trung Quốc cũng có thể cho rằng các hành động mà nước này đang thực hiện chỉ mang tính chất phòng thủ, được tạo ra nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, tiếp cận với các nguồn tài nguyên và những tuyến đường hàng hải quan trọng.

Tuy nhiên, Bắc Kinh nhận ra rằng trật tự quốc tế sau Thế chiến thứ hai chủ yếu do Hoa Kỳ xây dựng vẫn là một lực cản cho việc hoàn thành các mục tiêu kể trên. Vì vậy, Trung Quốc hy vọng sẽ thay thế vị trí của Hoa Kỳ và, một cách chậm rãi, thống trị toàn bộ các quốc gia láng giềng theo một cách thức tránh tạo ra những phản ứng dữ dội, đúng thời điểm và mang tính quyết định (từ các quốc gia khác, đặc biệt là Hoa Kỳ – ND). Continue reading “Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm”

Đã đến lúc đưa ra một cái giá cho những hành động sai trái ở Biển Đông

pix4_120314

Nguồn: Patrick Cronin, “How to Deal with Chinese Assertiveness: It’s Time to Impose Costs“, The National Interest, 4/12/2014.

Biên dịch: Hương Trà | Hiệu đính: Minh Ngọc

Bất kỳ hành động sai trái nào cũng phải trả giá. Đó là lý do Mỹ và các nước đồng minh, đối tác cần xem xét chiến lược áp đặt cái giá phải trả đối với những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việc Trung Quốc lại nổi lên là một quốc gia giàu có và đầy sức mạnh là một thực tế. Trong những thập kỷ gần đây, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nước này là chưa từng thấy, từ nền kinh tế đứng thứ 10 thế giới vào năm 1990 vươn lên xếp vị trí thứ 6 vào năm 2001, và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vào năm 2010. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund – IMF), Trung Quốc hiện đã vượt Mỹ tính theo sức mua tương đương. Với cách tính trên, nền kinh tế của Trung Quốc đã bằng một nửa quy mô nền kinh tế của Mỹ cách đây một thập kỷ. Và quỹ đạo phát triển này đang định hình những giả thiết về tương lai cán cân quyền lực và trật tự của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tăng trưởng sụt giảm gần đây của Trung Quốc và những nghi vấn đặt ra về sự ổn định trong tương lai của nước này vẫn chưa làm thay đổi đa số nhận thức về chiều hướng phát triển của Trung Quốc. Continue reading “Đã đến lúc đưa ra một cái giá cho những hành động sai trái ở Biển Đông”

Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam chống  lại sự cưỡng ép của Trung Quốc

Tác giả: Patrick M. Cronin | Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Tháng 10 năm ngoái trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hứa sẽ tăng cường “niềm tin chính trị” giữa hai bên yêu sách trên Biển Đông. Tuần vừa rồi, khi tôi phát biểu tại một hội thảo tại Đà Nẵng, Việt Nam, nơi rõ ràng không có mặt các đại biểu Trung Quốc, các lời cáo buộc mạnh mẽ đã xuất hiện đầy rẫy tại hội thảo cũng như trên báo chí. Lý do trực tiếp của căng thẳng là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Từ khi diễn ra hành động đơn phương này hồi đầu tháng 5, Trung Quốc đã tạo nên một vành đai bảo vệ xung quanh giàn khoan bằng cách triển khai các tàu quân sự, tuần duyên và tàu đánh cá theo các vòng tròn tuần tra đồng tâm. Cho tới nay, một tàu cá của Việt Nam đã bị đâm chìm và Trung Quốc đã đưa ra các cáo buộc vô căn cứ rằng các tàu của Việt Nam đã va đâm tàu Trung Quốc hơn 1.400 lần. Các video hai bên đối đầu nhau hiện có trên internet. Continue reading “Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam chống  lại sự cưỡng ép của Trung Quốc”