10/12/1941: Nhật thống trị Thái Bình Dương và Biển Đông

Nguồn: Japan becomes master of the Pacific and South China Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, 4.000 quân Nhật đã đổ bộ lên Quần đảo Philippines, trong khi máy bay Nhật đánh chìm các tàu chiến Anh là Prince of Wales Repulse. Guam, vùng lãnh thổ do Mỹ kiểm soát, cũng bị chiếm đóng. Thủ tướng Anh Winston Churchill cuối cùng phải lên tiếng: “Chúng ta đã mất quyền kiểm soát biển.”

Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng chỉ là một bước trong một kế hoạch lớn hơn để thống trị Thái Bình Dương, trong đó bao gồm việc đánh bại sự kháng cự về hải quân đầu tiên là của Mỹ và sau đó là của Anh. Đợt ném bom của Nhật lên đảo Guam, đảo Midway và đảo Wake diễn ra theo sau vụ tấn công vào hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng. Các sân bay của Mỹ tại các nơi này đã bị phá hủy, cũng như các sân bay Clark và Iba ở Philippines, phá hủy hơn một nửa số máy bay của Mỹ dành cho vùng Viễn Đông. Continue reading “10/12/1941: Nhật thống trị Thái Bình Dương và Biển Đông”

Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm

Nguồn: Patrick Cronin, “Chinese Regional Hegemony in slow motion”, War on The Rocks, 18/5/2015

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chúng ta đang ở giữa một cuộc cạnh tranh khốc liệt ở châu Á. Kẻ thúc đẩy cuộc cạnh tranh này chính là một đất nước Trung Quốc đang ngày càng trở nên hùng mạnh, với mục tiêu thiết lập lại các quy tắc ứng xử trên toàn bộ khu vực ngoại vi của mình; trong đó biển Đông chính là trọng tâm đối đầu chính yếu. Thông qua quá trình mở rộng ảnh hưởng của mình tại Đông Nam Á, Trung Quốc có thể chỉ đơn giản nghĩ rằng bản thân đang cố gắng xác lập lại vị thế lịch sử vốn có của mình như là một cường quốc thống trị khu vực. Trung Quốc cũng có thể cho rằng các hành động mà nước này đang thực hiện chỉ mang tính chất phòng thủ, được tạo ra nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, tiếp cận với các nguồn tài nguyên và những tuyến đường hàng hải quan trọng.

Tuy nhiên, Bắc Kinh nhận ra rằng trật tự quốc tế sau Thế chiến thứ hai chủ yếu do Hoa Kỳ xây dựng vẫn là một lực cản cho việc hoàn thành các mục tiêu kể trên. Vì vậy, Trung Quốc hy vọng sẽ thay thế vị trí của Hoa Kỳ và, một cách chậm rãi, thống trị toàn bộ các quốc gia láng giềng theo một cách thức tránh tạo ra những phản ứng dữ dội, đúng thời điểm và mang tính quyết định (từ các quốc gia khác, đặc biệt là Hoa Kỳ – ND). Continue reading “Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm”