Diễn biến tại Bãi Tư Chính và lô 06-01 qua góc nhìn Luật quốc tế

Tác giả: Phạm Ngọc Minh Trang

Hôm 19/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã cho công luận biết rằng nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.

“Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên,” bà Thu Hằng phát biểu, theo truyền thông Việt Nam. Continue reading “Diễn biến tại Bãi Tư Chính và lô 06-01 qua góc nhìn Luật quốc tế”

Trách nhiệm của ASEAN với các vấn đề an ninh khu vực

Tác giả: Phạm Ngọc Minh Trang

Năm 2017 đánh dấu cột mốc 50 năm hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN). Đây là tổ chức quốc tế lâu đời và lớn nhất tại khu vực này với tất cả 10 nước thành viên, bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đến năm 2020, theo dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), ASEAN rất có thể sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 toàn cầu.[1] Bên cạnh các mục tiêu phát triển về kinh tế, ASEAN còn là một tổ chức chính trị quan trọng tại khu vực với tham vọng giữ gìn nền hoà bình và an ninh Đông Nam Á.[2] Tuy nhiên, với vai trò này ASEAN đang hứng chịu nhiều chỉ trích, đặc biệt khi đề cập đến hai vấn đề nổi bật tại khu vực là tranh chấp Biển Đông và cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya. Các chỉ trích tập trung vào việc ASEAN trở nên thụ động, không đưa ra được các hành động hay biện pháp giải quyết khủng hoảng hiệu quả để giải quyết các vấn đề trên, và cho rằng ASEAN phải thể hiện vai trò của mình nhiều hơn nữa. Continue reading “Trách nhiệm của ASEAN với các vấn đề an ninh khu vực”

Trung Quốc nên chống lại vụ kiện của Philippines như thế nào?

Philippines-vs-China

Nguồn: Mark Valencia, “What China can do to build its case in  South China Sea territorial claims”, South China Morning Post, 09/08/2015.

Biên dịch: La Thị Bình An | Hiệu đính: Phạm Ngọc Minh Trang

Mark Valencia tin rằng Trung Quốc có thể củng cố các yêu sách về chính trị và pháp lý của mình trên Biển Đông.

Với các chính sách và động thái trên Biển Đông, Trung Quốc đã bị cáo buộc là có thái độ hung hăng; bắt nạt các quốc gia có tranh chấp khác; vi phạm các Hiệp ước đã ký, Luật quốc tế và quy chuẩn quốc tế; quân sự hóa các thực thể; thay đổi nguyên trạng; gây mất ổn định; hủy hoại môi trường và đe dọa tự do hàng hải. Rắc rối hơn về mặt chính trị là việc Philippines nộp đơn kiện chống lại Trung Quốc theo cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982. Continue reading “Trung Quốc nên chống lại vụ kiện của Philippines như thế nào?”

Tranh chấp Biển Đông sau phiên điều trần tại Tòa Trọng tài

EXODUS-VI-West-Lamma-Channel-South-China-Sea-2011

Nguồn: Nong Hong, “The Post-Hearing Reality in the South China Sea Arbitration Case”, Asia Maritime Transparency Initiative, 15/07/2015.

Biên dịch: La Thị Bình An | Hiệu đính: Phạm Ngọc Minh Trang

Phiên điều trần về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ kiện về tranh chấp Biển Đông của Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague đã kết thúc vào ngày 13/07 sau một tuần diễn ra mà không có sự tham gia từ phía Trung Quốc. Phiên điều trần là đề tài nóng của giới truyền thông, chính phủ các nước và các học giả trong suốt tuần qua. Các vấn đề được đặt ra là liệu Tòa Trọng tài có đưa ra quyết định về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ kiện hay không, quyết định sẽ theo hướng có lợi cho bên nào, phạm vi thẩm quyền của Tòa Trọng tài đến đâu, phản ứng của Trung Quốc và Philippines ra sao, cũng như các nước quan sát như Maylaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản được hưởng những lợi ích bên lề nào. Continue reading “Tranh chấp Biển Đông sau phiên điều trần tại Tòa Trọng tài”

Luật Quốc tế và Biển Đông

pen1

Nguồn: Truong-Minh Vu and Trang Pham, “International Law and the South China Sea,” The Diplomat, Dec. 22, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Phạm Ngọc Minh Trang

Văn bản lập trường của Trung Quốc được công bố hôm mùng 7 tháng 12 năm 2014 là một trong số ít các tài liệu mà qua đó Bắc Kinh chính thức bày tỏ quan điểm của họ về các vấn đề trên Biển Đông, cũng như về quá trình tố tụng mà Philippines đã khởi động tại Toà Trọng tài Thường trực (PCA) hồi tháng 1 năm 2013. Có thể động cơ (của Trung Quốc khi ra văn bản này) là hạn cuối cùng để đáp lại những cáo buộc của Philippines trước Tòa hôm 15 tháng 12 (mà họ đã bỏ qua).

Quan điểm của Trung Quốc về việc họ từ chối trình diện tại quá trình tố tụng trọng tài có thể được gói gọn trong bốn điểm chính có liên quan đến nhau. Continue reading “Luật Quốc tế và Biển Đông”

Luật quốc tế và chiến lược cho Việt Nam

Tác giả: Phạm Ngọc Minh Trang

Với một nước nhỏ, luật quốc tế là phương tiện tối ưu chống lại bá quyền. Thời đại hiện nay đã khác trước, ít nhất là luật lệ đã có những sức nặng riêng của nó mà không phải lúc nào nước lớn cũng có thể phớt lờ. Cái giá phải trả có thể sẽ rất lớn.

Khi Trung Quốc khước từ đàm phán

Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của Công ước Luật biển 1982. Theo Công ước, biện pháp tiên quyết để giải quyết vấn đề tranh chấp của các thành viên được nêu rõ tại điều 279 là phải sử dụng các biện pháp hòa bình. Các biện pháp hòa bình này được quy định tại điều 33 Hiến chương Liên Hiệp Quốc từ việc đàm phán giữa các bên tranh chấp đến các biện pháp có sự can thiệp từ một bên thứ thứ là trọng tài quốc tế hay tòa án quốc tế. Continue reading “Luật quốc tế và chiến lược cho Việt Nam”