#202 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 12): Tại sao Hoa Kỳ tham gia Thế chiến I?

Bundesarchiv_DVM_10_Bild-23-61-17,_Untergang_der_-Lusitania-

Nguồn: G. Edward Griffin, “Sinking Lusitania”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 12.

Biên dịch: Phạm Thị Thu Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island 

Nội dung chính: Vai trò của J.P. Morgan trong việc cấp những khoản vay cho Anh và Pháp trong Thế chiến I; việc những khoản vay này gặp rủi ro vào thời điêm Đức gần như chắc chắn chiến thắng; việc từ bỏ một con tàu Anh và hy sinh những hành khách Mỹ – một chiến lược để kéo Mỹ vào cuộc chiến; Sử dụng tiền thuế của người dân Mỹ để trả cho các khoản vay.

Nguồn gốc của Thế chiến I thường được quy cho sự kiện Hoàng tử Francis Ferdinard của Đế chế Áo- Hung bị ám sát bởi một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc năm 1914. Đó là một sự sỉ nhục đối với nước Áo nhưng chưa đủ là lý do để đưa thế giới lún sâu vào một cuộc xung đột chết chóc khiến hơn 10 triệu người bị chết và 20 triệu người bị thương. Trẻ con trong tuổi đi học ở Mỹ được dạy rằng Chú Sam nhảy vào cuộc chiến “để làm thế giới an toàn hơn cho dân chủ”. Nhưng như chúng ta sắp thấy sau đây, tiếng trống chiến tranh của Hoa Kỳ được gióng lên bởi những người mang những mục tiêu ít tính lý tưởng hơn nhiều. Continue reading “#202 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 12): Tại sao Hoa Kỳ tham gia Thế chiến I?”

#164 – Tác động chính trị của toàn cầu hóa

Nguồn: Suzanne Berger (2000). “Globalization and Politics”, American Review of Political Science, No. 3, pp. 43-62.

Biên dịch: Phạm Thị Thu Hà | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan: #28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa 

Chương này tập trung vào các vấn đề quan trọng được công chúng và các học giả quan tâm hiện nay, đó là ảnh hưởng của sự thay đổi kinh tế thế giới đến chính trị và xã hội của các quốc gia. Trong hai thập kỷ qua, đã có sự tăng trưởng đáng kể của vốn đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp nước ngoài và trao đổi thương mại qua biên giới song song với việc nhiều rào cản thương mại về hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia được gỡ bỏ. Continue reading “#164 – Tác động chính trị của toàn cầu hóa”