#164 – Tác động chính trị của toàn cầu hóa

Nguồn: Suzanne Berger (2000). “Globalization and Politics”, American Review of Political Science, No. 3, pp. 43-62.

Biên dịch: Phạm Thị Thu Hà | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan: #28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa 

Chương này tập trung vào các vấn đề quan trọng được công chúng và các học giả quan tâm hiện nay, đó là ảnh hưởng của sự thay đổi kinh tế thế giới đến chính trị và xã hội của các quốc gia. Trong hai thập kỷ qua, đã có sự tăng trưởng đáng kể của vốn đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp nước ngoài và trao đổi thương mại qua biên giới song song với việc nhiều rào cản thương mại về hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia được gỡ bỏ. Continue reading “#164 – Tác động chính trị của toàn cầu hóa”

#104 – Chủ nghĩa tự do và nền chính trị thế giới

 

Nguồn: Michael W. Doyle (1986). “Liberalism and World Politics”, The American Political Science Review, Vol. 80, No. 4 (Dec.), pp. 1151-1169.>>PDF

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #58 – Dân chủ có đem lại hòa bình hay không?

Dựa trên lượng văn liệu ngày càng nhiều về khoa học chính trị quốc tế, tôi khảo sát lại tuyên bố truyền thống của chủ nghĩa tự do rằng các chính phủ được xây dựng trên cơ sở tôn trọng tự do cá nhân thực hiện việc “kiềm chế” và “các ý định hòa bình” trong chính sách đối ngoại của họ. Tôi xem xét ba truyền thống lý thuyết khác biệt của chủ nghĩa tự do, thuộc về ba nhà lý thuyết: Schumpeter, một nhà tư bản dân chủ mà cách giải thích của ông về thuyết hòa bình nhờ dân chủ thường được chúng ta viện dẫn; Machiavelli, một nhà cộng hòa cổ điển mà hào quang của ông là một chủ nghĩa đế quốc chúng ta thường thực hành; và Kant, một nhà cộng hòa tự do mà lý thuyết về chủ nghĩa quốc tế của ông là lời giải thích tốt nhất cho thực tế của chúng ta. Bất chấp những mâu thuẫn của thuyết hòa bình dân chủ và chủ nghĩa đế quốc tự do, tôi thấy rằng, với Kant và các nhà cộng hòa dân chủ khác, chủ nghĩa tự do đã để lại một di sản nhất quán cho quan hệ đối ngoại. Các nhà nước tự do khác với các loại nhà nước khác. Chúng thực sự hòa bình. Nhưng chúng cũng có xu hướng tạo ra chiến tranh (với các nước phi tự do – NHĐ). Các nhà nước tự do đã tạo ra một nền hòa bình riêng biệt, như Kant đã tranh luận rằng chúng sẽ như vậy, và cũng đã phát hiện những nguyên nhân bắt nguồn từ các tư tưởng tự do dẫn tới sự hiếu chiến, điều ông đã lo ngại sẽ xảy ra. Tôi kết luận bằng cách lập luận rằng sự khác biệt giữa chủ nghĩa hòa bình dân chủ, chủ nghĩa đế quốc tự do, và chủ nghĩa quốc tế của Kant không phải điều bất thường. Chúng có nguồn gốc từ các quan niệm khác nhau về công dân và nhà nước. Continue reading “#104 – Chủ nghĩa tự do và nền chính trị thế giới”

#92 – Một số điều kiện xã hội tiên quyết của nền dân chủ: Sự phát triển kinh tế và tính chính danh chính trị

electionbox

Nguồn: Seymour Martin Lipset (1959). “Some Social Requisites of Democracy: Economic Development and Political Legitimacy”, The American Political Science Review, Vol. 53, No.1 (March), pp. 69-105.>>PDF

Biên dịch: Đoàn Trương Hiên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Nếu nhìn vào tình hình Thái Lan hiện nay, có thể thấy câu hỏi các điều kiện xã hội nào giúp tạo nên một nền dân chủ ổn định là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với vận mệnh chính trị của mọi quốc gia.  Trong bài viết nhiều ảnh hưởng gần như trở thành kinh điển này (đã được trích dẫn hơn 4.000 lần), tác giả Saymour M. Lipset phân tích các điều kiện gắn liền với sự phát triển kinh tế (bao gồm mức độ công nghiệp hóa, sự thịnh vượng, đô thị hóa, và nền giáo dục) tác động ra sao tới tính chính danh chính trị và mức độ ổn định của một nền dân chủ. Tác giả cũng phân tích tầm quan trọng đặc biệt của hiệu quả chính phủ cũng như các cơ chế giảm các chia rẽ xã hội trong việc duy trì một nền dân chủ ổn định. Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu với các bạn bài viết quan trọng này. Continue reading “#92 – Một số điều kiện xã hội tiên quyết của nền dân chủ: Sự phát triển kinh tế và tính chính danh chính trị”