#114 – Bản chất của quyền lực quốc gia

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “The Essence of National Power”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 73-79.

Biên dịch: Phạm Khánh Ly | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

1. Quyền lực quốc gia là gì?

Chúng ta đã nói rằng khi đề cập đến khái niệm quyền lực (hay sức mạnh), chúng ta muốn nói tới quyền lực của một người chi phối tư tưởng và hành động của những người khác, một hiện tượng được tìm thấy bất kể khi nào có loài người sống và tương tác với nhau trong xã hội. “Quyền lực của một đất nước” hay “quyền lực quốc gia” đã được thảo luận như thể một khái niệm hiển nhiên, đã được giải thích khá đầy đủ bởi những gì chúng ta đã nói về quyền lực nói chung. Tuy nhiên, mặc dù chúng ta dễ dàng hiểu rằng các cá nhân đều tìm kiếm quyền lực, nhưng khát vọng về quyền lực trong các quần thể được gọi là các quốc gia sẽ được lý giải ra sao? Quốc gia là gì? Chúng ta muốn nói lên điều gì khi gắn những khát vọng và hành động cho một quốc gia? Continue reading “#114 – Bản chất của quyền lực quốc gia”

#49 – Quyền lực chính trị

qlchinhtri

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “Political Power”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 13-20.

Biên dịch: Võ Hoàng Phương Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

I. Quyền lực chính trị là gì?[1]

Chính trị quốc tế, giống như mọi loại chính trị khác, là một cuộc tranh giành quyền lực. Bất kể mục đích cuối cùng của chính trị quốc tế là gì, quyền lực luôn luôn là mục đích tức thì. Chính trị gia và các dân tộc có thể rốt cuộc muốn tìm kiếm tự do, an ninh, sự thịnh vượng, hay chính bản thân quyền lực. Họ có thể xác định mục tiêu của mình trên góc độ lý tưởng về tôn giáo, triết học, kinh tế hoặc xã hội. Họ có thể hy vọng rằng những lý tưởng trên có thể thành hiện thực thông qua chính nội lực của mình, qua sự can thiệp của Chúa trời, hoặc thông qua sự phát triển tự nhiên của những vấn đề nhân sinh. Continue reading “#49 – Quyền lực chính trị”

#34 – Chính trị quốc tế: Một cách tiếp cận kép

League-of-Nations-Manchuria

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “International Politics: A Dual Approach”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 3-9.

Biên dịch: Cao Phương Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Năm 1948, tác giả Hans J. Morgenthau xuất bản cuốn sách Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace [Chính trị giữa các quốc gia: Cuộc đấu tranh vì quyền lực và hòa bình]. Cuốn sách giới thiệu khái niệm “chủ nghĩa hiện thực” trong chính trị, trên nền tảng đó trình bày về vấn đề chính trị cường quyền trong quan hệ quốc tế, nhấn mạnh vai trò của yếu tố quyền lực trong định hình chính sách và cách hành xử giữa các quốc gia với nhau. Tác phẩm đã đưa Morgenthau trở thành một trong những người có ảnh hưởng nhất không chỉ đối với giới học giả mà còn cả giới làm chính sách đối ngoại ở Mỹ cũng như các nước khắp thế giới từ sau Thế chiến thứ hai. Cuốn sách cũng đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển đối với  lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế. Vì vậy, từ số này, Nghiencuuquocte.net sẽ lựa chọn và lần lượt giới thiệu tới quý độc giả một số chương tiêu biểu của cuốn sách. Xin mời các bạn đón đọc. Continue reading “#34 – Chính trị quốc tế: Một cách tiếp cận kép”