Có nên đánh thuế robot?

Nguồn: Robert J. Shiller, “Robotization without taxation?”, Project Syndicate, 22/03/2017.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng đánh thuế robot được đưa ra vào tháng 5 năm ngoái trong một bản báo cáo sơ bộ nộp cho Nghị viện Châu Âu do nghị sĩ Mady Delvaux soạn thảo. Nhấn mạnh vào việc robot có thể làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập như thế nào, báo cáo cho rằng có thể “cần áp dụng các quy định bắt buộc các công ty báo cáo về mức độ và tỷ lệ đóng góp của robot và trí thông minh nhân tạo (AI) vào kết quả kinh doanh của một công ty nhằm mục đích đánh thuế và đóng góp an sinh xã hội.”

Phản ứng của công chúng với đề xuất của Delvaux là cực kỳ tiêu cực, trừ ngoại lệ đáng chú ý là Bill Gates, người ủng hộ nó. Nhưng chúng ta không nên vội vàng gạt bỏ ý kiến này. Chỉ trong năm qua, chúng ta đã thấy sự phát triển của những thiết bị như Google Home và Amazon Echo Dot (Alexa) vốn có khả năng thay thế một số khía cạnh của quản lý công việc nhà. Tương tự, các dịch vụ taxi không người lái Delphi và nuTonomy đã bắt đầu thay thế tài xế taxi. Và Doordash, sử dụng các thiết bị tự lái mini Starship Technologies, đang dần thay thế các nhân viên giao vận của các nhà hàng. Continue reading “Có nên đánh thuế robot?”

Cuộc cách mạng hướng tới sự công bằng tiếp theo

economic-justice

Nguồn: Robert J. Shiller, “The Coming Anti-National Revolution,” Project Syndicate, 19/09/2016.

Biên dịch: Phan Thu Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong nhiều thế kỷ qua, thế giới đã trải qua một chuỗi các cuộc cách mạng tri thức chống lại sự áp bức dưới nhiều hình thức. Chúng diễn ra trong tâm trí con người và lan rộng – cuối cùng đến gần như khắp thế giới – không qua chiến tranh (vốn có khuynh hướng bao gồm nhiều nguyên nhân khác nhau), mà qua ngôn ngữ và công nghệ truyền thông. Cuối cùng, không như những nguyên nhân của chiến tranh, những ý tưởng mà chúng thúc đẩy trở nên không thể tranh cãi.

Tôi nghĩ cuộc cách mạng tiếp theo như vậy, rất có thể diễn ra vào một lúc nào đó trong thế kỷ 21, sẽ thách thức những tác động kinh tế của các quốc gia-dân tộc. Nó sẽ tập trung vào sự bất công bắt nguồn từ thực tế là một số người sinh ra ở những nước nghèo còn những người khác thì sinh ra ở những nước nước giàu, một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Khi có nhiều người hơn làm việc cho các công ty đa quốc gia và gặp gỡ và hiểu biết hơn về những người đến từ những đất nước khác, cảm quan của chúng ta về sự công bằng đang bị ảnh hưởng. Continue reading “Cuộc cách mạng hướng tới sự công bằng tiếp theo”

Chuyên chế là bản sắc dân tộc của nước Nga?

b1182a6f94ec49bec895818256d3fcc4

Nguồn: Robert J. Shiller, “Is Russia’s National Character Authoritarian?Project Syndicate, 14/03/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Việc Nga xâm lược Ukraine và sự phục tùng của công chúng nước này đối với sự kiểm soát trực tiếp báo chí của chính phủ đã khiến nhiều người tự hỏi có phải người Nga có thiên hướng chuyên chế hay không. Cách đặt vấn đề này có vẻ hợp lý. Nhưng từ kinh nghiệm bản thân, tôi cho rằng chúng ta phải rất thận trọng khi kết luận về bản sắc của một dân tộc trên cơ sở những sự kiện riêng lẻ.

Năm 1989, tôi được mời tham dự một hội nghị kinh tế tại Moskva, khi đó thuộc Liên Xô, được đồng tài trợ bởi cơ quan nghiên cứu IMEMO (hiện có tên là Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế Primakov) của Liên Xô và Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia của Hoa Kỳ. Những hội nghị chung kiểu này là một phần của bước đột phá lịch sử bắt nguồn từ sự tan băng trong quan hệ Mỹ – Xô. Các nhà kinh tế Liên Xô có vẻ hồ hởi với việc chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường, và tôi đã ngạc nhiên về thái độ cởi mở của họ khi nói chuyện với chúng tôi những khi nghỉ giữa giờ hay trong bữa tối. Continue reading “Chuyên chế là bản sắc dân tộc của nước Nga?”