ASEAN phải xem lại cơ chế ‘đồng thuận’ của mình

amm49

Nguồn: Tang Siew Mun, “Asean must reassess its ‘one voice’ decision-making”, TODAY, 25/07/2016

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Không có gì ngạc nhiên khi các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không thể đạt được đồng thuận về vấn đề Biển Đông gây tranh cãi ngày hôm qua tại cuộc họp hàng năm của họ.

Các điềm báo trước đã rõ ràng. Tháng trước, tại một cuộc họp đặc biệt với Trung Quốc tại Côn Minh, những rạn nứt trong ASEAN đã bị lộ rõ sau khi nhóm này rút một bản tuyên bố có chứa lời lẽ mạnh mẽ phê phán hành vi lấn lướt của Trung Quốc khi áp đặt các yêu sách của mình trong vùng biển chiến lược này do Bắc Kinh đã vận động các đồng minh trong nhóm ngăn chặn tuyên bố. Continue reading “ASEAN phải xem lại cơ chế ‘đồng thuận’ của mình”

Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN

25776537

Nguồn: Tang Siew Mun, “China’s dangerous divide and conquer game with ASEAN“, Today, 27/04/2016.

Biên dịch: Anh Thư

Trong khi Bắc Kinh cẩn trọng gây dựng quan hệ gần gũi với ASEAN, dường như họ đang để mất động lực này khi tranh chấp lãnh thổ nảy sinh ở vùng biển chiến lược. Diễn biến mới nhất đã diễn ra hôm 23/4 khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo rằng Trung Quốc, Brunei, Campuchia và Lào đạt được một “sự đồng thuận” về Biển Đông. Bốn điểm trong cái gọi là sự đồng thuận này bao gồm:

– Trước tiên, những bất đồng trên Biển Đông không phải là tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN, và vấn đề này sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN.

– Thứ hai, quyền lợi của tất cả các quốc gia là độc lập lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế cần được xác nhận. Áp đặt một cách tiếp cận đơn phương là sai. Continue reading “Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN”