#110 – Sức mạnh mềm và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Nguồn: Joseph S. Nye (2004). “Soft Power and American Foreign Policy” (Chapter 5) in J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: PublicAffairs), pp. 127-148.

Biên dịch: Lê Vĩnh Triển | Hiệu đính: Giáp Văn Dương

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn sách; Các bài về “sức mạnh mềm”

Chủ nghĩa bài Mỹ đã phổ biến hơn trong những năm vừa qua. Thomas Pickering, một nhà ngoại giao kỳ cựu đã xem năm 2003 như là “đỉnh điểm của chủ nghĩa chống Mỹ mà chúng ta từng thấy trong khoảng thời gian dài”.[1] Những cuộc thăm dò cho thấy sự suy giảm sức mạnh mềm của chúng ta có nguyên nhân lớn từ chính sách ngoại giao. “Một quan điểm phổ biến và thời thượng cho rằng nước Mỹ là một thế lực đế quốc kiểu cổ điển… Cách đánh giá kiểu này thể hiện nhiều cách bởi nhiều người khác nhau, từ việc các cổ động viên hockey ở Montreal la ó khi quốc ca Mỹ cất lên đến việc những học sinh trung học Thụy Sĩ không muốn đi Mỹ theo các chương trình trao đổi văn hóa”.[2]  Continue reading “#110 – Sức mạnh mềm và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”

#30 – Thực thi sức mạnh mềm

article-2415087-1

Nguồn: Joseph S. Nye (2004). “Wielding Soft Power” (Chapter 4) in J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: PublicAffairs), pp. 99-126.

Biên dịch: Lê Vĩnh Trương | Hiệu đính: Giáp Văn Dương

Các chính phủ sử dụng sức mạnh quân sự để đưa ra các đe dọa, phát động chiến tranh, và bằng cách phối hợp với các kỹ năng cùng yếu tố may mắn, họ có thể đạt được những kết quả mong muốn trong một thời gian phù hợp nào đó. Sức mạnh kinh tế cũng thường là một thực thể có tác động rõ ràng, trực tiếp như vậy. Các chính phủ có thể ra lệnh đóng băng các tài khoản ngân hàng nước ngoài trong vòng một đêm cũng như có thể phân chia các khoản hối lộ hay viện trợ nhanh chóng (dù rằng những cuộc cấm vận kinh tế nếu có, thường cần thời gian nhiều hơn để đạt tới những kết quả mong muốn). Như chúng ta đã thấy ở Chương 1, thực thi sức mạnh mềm khó khăn hơn vì nhiều loại tài nguyên quan trọng nằm ngoài tầm với của các chính phủ, Continue reading “#30 – Thực thi sức mạnh mềm”

#12 – Bản chất đang thay đổi của quyền lực

ql

Nguồn: Nye, Joseph S. “The Changing Nature of Power” (Chapter 1) in J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: Public Affairs, 2004), pp. 1-32.

Biên dịch: Vũ Trọng Cương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Means to Success

Hơn bốn thế kỷ về trước, Nicolo Machiavelli khuyên răn các quân vương nước Ý rằng thà để thiên hạ sợ mình hơn là yêu mình. Nhưng trong thế giới ngày nay, có được cả hai điều này là hay hơn cả. Giành được trái tim và khối óc của quần chúng lúc nào cũng là điều thiết yếu, và trong thế giới thông tin toàn cầu ngày nay, nó còn quan trọng hơn bao giờ hết. Thông tin là sức mạnh, và công nghệ thông tin ngày nay quảng bá tin tức đến đại chúng một cách rộng rãi hơn bao giờ hết. Tuy vậy, các nhà lãnh đạo hầu như chỉ bỏ ra rất ít thời gian để suy nghiệm bản chất của quyền lực đã thay đổi ra sao, và cụ thể hơn, là làm sao hội nhập các khía cạnh “mềm” vào sách lược sử dụng quyền lực của họ. Continue reading “#12 – Bản chất đang thay đổi của quyền lực”

#3 – Các nguồn sức mạnh mềm của Mỹ

Patriot

Nguồn: Nye, Joseph S. “Sources of American Soft Power”, Chương 2 trong J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: Public Affairs, 2004), pp. 33-72.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Soft Power: The Means to Success

Nước Mỹ có nhiều nguồn lực có tiềm năng mang lại sức mạnh mềm, đặc biệt khi chúng ta xem xét những cách thức ưu thế về kinh tế dẫn tới sự thịnh vượng cũng như danh tiếng và sức cuốn hút. Mỹ không chỉ là nền kinh tế lớn nhất thế giới mà phân nửa 500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới cũng đến từ Mỹ, nhiều gấp năm lần quốc gia xếp thứ hai là Nhật.[1] Sáu mươi hai trong số 100 thương hiệu toàn cầu là của các công ty Mỹ, và nước này cũng có 8 trong số 10 trường kinh doanh hàng đầu thế giới.[2]

Các chỉ số về mặt xã hội cũng cho thấy điều tương tự. Ví dụ như: Continue reading “#3 – Các nguồn sức mạnh mềm của Mỹ”