Liệu pháp ‘tiền trực thăng’ rồi sẽ phải được dùng tới?

helicoptermoney

Nguồn: Robert Skidelsky, “Helicopter Money is in the Air”, Project Syndicate, 22/09/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chính sách tài khóa đang thịnh hành trở lại sau nhiều năm, nếu không muốn nói là nhiều thập niên, liên tục bị thất sủng. Lý do thật đơn giản: sự phục hồi không đầy đủ sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008.

Nói tới vấn đề phục hồi, Châu Âu đang là khu vực chật vật nhất: GDP của lục địa già gần như không tăng trưởng trong 4 năm trở lại đây, còn GDP bình quân đầu người thậm chí vẫn đang thấp hơn mức năm 2007. Không những vậy, các dự báo về tăng trưởng của Châu Âu đều nhuốm một màu ảm đạm. Tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã công bố một báo cáo trong đó gợi ý rằng mức chênh lệch sản lượng âm (so với sản lượng tiềm năng) trong khu vực đồng euro là 6%, cao hơn 4 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Continue reading “Liệu pháp ‘tiền trực thăng’ rồi sẽ phải được dùng tới?”

Liệu biện pháp ‘tiền trực thăng’ có hiệu quả?

helicopter money

Nguồn:Why central banks are talking about throwing money from helicopters“, The Economist, 01/05/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các ngân hàng trung ương đã có những nỗ lực khác thường để khiến nền kinh tế đang sụt giảm của họ tăng trưởng một lần nữa: cắt giảm lãi suất về không (và xuống dưới cả mức đó) và mua một lượng lớn các khoản trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, khi các nước giàu tiếp tục vật lộn trong một thế giới lạm phát thấp và tăng trưởng yếu, bất chấp lãi suất chạm đáy, một đề xuất chính sách mới đang được đưa vào thảo luận: đó là “tiền trực thăng” (helicopter money), một cách nói vắn tắt cho việc in tiền để tài trợ cho chi tiêu chính phủ hoặc tài trợ tiền mặt cho người dân. Vào tháng 3, Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, đã mô tả tiền trực thăng như một “khái niệm rất thú vị”. Haruhiko Kuroda, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, đã loại trừ phương án này vào thời điểm hiện tại khi được hỏi gần đây. Tuy nhiên, nếu tình trạng trì trệ càng kéo dài, thì khả năng chính phủ rốt cuộc phải thử nghiệm chính sách này sẽ càng cao. Tuy nhiên chính xác thì chính sách tiền trực thăng này vận hành như thế nào, và nó sẽ có tác động gì đối với nền kinh tế? Continue reading “Liệu biện pháp ‘tiền trực thăng’ có hiệu quả?”