Sự nguy hiểm của ‘Thuyết tiền tệ hiện đại’

Nguồn: Sebastián Edwards, “Modern Monetary Disasters”, Project Syndicate, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thuyết tiền tệ hiện đại (Modern Monetary Theory – MMT), một cách tiếp cận chính sách kinh tế có vẻ mới, đã trở thành một chủ đề nóng, nhận được sự ủng hộ từ các chính trị gia cánh tả hàng đầu của Hoa Kỳ như ứng cử viên tổng thống Bernie Sanders và Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez. Nhưng những người ủng hộ thuyết MMT nên chú ý đến những bài học kinh nghiệm ở Mỹ Latinh, nơi các chính sách dựa trên những ý tưởng tương tự đã mang lại những thảm họa kinh tế không thể tránh khỏi.

Theo những người ủng hộ thuyết MMT, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ nên in số lượng tiền lớn để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng công cộng khổng lồ, cùng với một chương trình “đảm bảo việc làm” nhằm mục đích đạt được toàn dụng lao động. Những người ủng hộ thuyết MMT tuyên bố một sự gia tăng nợ công lớn sẽ không gây nguy hiểm cho một quốc gia có thể đi vay bằng chính đồng tiền của mình như trường hợp Hoa Kỳ. Continue reading “Sự nguy hiểm của ‘Thuyết tiền tệ hiện đại’”

Tại sao Fed có thể làm cho tiền ‘biến mất’?

Nguồn:Why America’s Federal Reserve might make money disappear”, The Economist, 17/4/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra tín hiệu rằng nó sẽ sớm giảm quy mô bảng cân đối kế toán.

Trước khủng hoảng tài chính 2007-2008, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ các tài sản trị giá khoảng 850 tỷ USD. Ngày nay, bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương này lớn gấp 5 lần, ở mức 4,5 nghìn tỷ. Nó đã tăng lên trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính khi Fed mua số lượng lớn trái phiếu chính phủ và chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp bằng cách sử dụng lượng tiền mới được tạo ra, phần lớn theo một chính sách được gọi là chính sách “nới lỏng định lượng” (quantitative easing – QE). Bây giờ Fed đang chuẩn bị bán một số tài sản, và rút về lượng tiền tương ứng. Tại sao và làm thế nào mà nó có thể làm được điều này? Continue reading “Tại sao Fed có thể làm cho tiền ‘biến mất’?”

Tại sao một số nhà kinh tế muốn loại bỏ tiền mặt?

62-Why some economists want to get rid of cash

Nguồn:Why some economists want to get rid of cash“, The Economist, 16/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tiền là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại; một sự cải tiến lớn nếu so với việc phải mang loanh quanh cừu hoặc các kiện cỏ khô (để đi đổi các hàng hóa khác). Mặc dù có sự phát triển của các hình thức thanh toán khác, tiền mặt vẫn giữ được những phẩm chất mà các phương thức khác không thể có được, trong đó có khả năng ẩn danh, thanh toán ngay lập tức, được chấp nhận rộng rãi và là một cơ chế tương đối không liên quan đến công nghệ. Nó có thể được sử dụng ngay cả khi lưới điện bị cắt hoặc các ngân hàng đều bị tấn công. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều nhà kinh tế kêu gọi loại bỏ tiền mặt. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao một số nhà kinh tế muốn loại bỏ tiền mặt?”

Liệu biện pháp ‘tiền trực thăng’ có hiệu quả?

helicopter money

Nguồn:Why central banks are talking about throwing money from helicopters“, The Economist, 01/05/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các ngân hàng trung ương đã có những nỗ lực khác thường để khiến nền kinh tế đang sụt giảm của họ tăng trưởng một lần nữa: cắt giảm lãi suất về không (và xuống dưới cả mức đó) và mua một lượng lớn các khoản trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, khi các nước giàu tiếp tục vật lộn trong một thế giới lạm phát thấp và tăng trưởng yếu, bất chấp lãi suất chạm đáy, một đề xuất chính sách mới đang được đưa vào thảo luận: đó là “tiền trực thăng” (helicopter money), một cách nói vắn tắt cho việc in tiền để tài trợ cho chi tiêu chính phủ hoặc tài trợ tiền mặt cho người dân. Vào tháng 3, Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, đã mô tả tiền trực thăng như một “khái niệm rất thú vị”. Haruhiko Kuroda, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, đã loại trừ phương án này vào thời điểm hiện tại khi được hỏi gần đây. Tuy nhiên, nếu tình trạng trì trệ càng kéo dài, thì khả năng chính phủ rốt cuộc phải thử nghiệm chính sách này sẽ càng cao. Tuy nhiên chính xác thì chính sách tiền trực thăng này vận hành như thế nào, và nó sẽ có tác động gì đối với nền kinh tế? Continue reading “Liệu biện pháp ‘tiền trực thăng’ có hiệu quả?”

Fed tăng lãi suất qua cơ chế nào?

20151219_fnp502

Nguồn:How the Fed will raise interest rates”, The Economist, 14/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Lãi suất mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) muốn thay đổi là “lãi suất quỹ liên bang” (federal funds rate, hay lãi suất liên ngân hàng qua đêm), tức lãi suất mà các ngân hàng trả cho nhau cho các khoản vay qua đêm. Các khoản vay này được thực hiện bởi vì Fed yêu cầu các ngân hàng phải giữ một số tiền tối thiểu trong tài khoản của họ tại Fed mỗi đêm. Các ngân hàng có số dư dồi dào có thể cho những ngân hàng thiếu tiền vay để giúp họ đáp ứng được mức dự trữ của mình. Trong quá khứ, Fed đã thay đổi lãi suất của các khoản vay này bằng cách mua và bán trái phiếu chính phủ. Ví dụ, khi Fed bán trái phiếu chính phủ cho một ngân hàng, Fed sẽ trừ tiền từ tài khoản của ngân hàng tại Fed (cũng giống như một ngân hàng có thể tính phí đối với khách hàng bằng cách trừ tiền từ tài khoản thanh toán của họ). Điều này làm cho tiền khan hiếm hơn, nhưng các ngân hàng vẫn phải đáp ứng số dư tối thiểu của họ trong tài khoản tại Fed. Kết quả là lãi suất của các khoản vay qua đêm tăng lên, và cùng với đó là chi phí tín dụng cho nền kinh tế nói chung. Continue reading “Fed tăng lãi suất qua cơ chế nào?”