#108 – Thúc đẩy dân chủ trong vai trò một giá trị toàn cầu

Nguồn: Michael McFaul (2004). “Democracy Promotion as a World Value”, The Washington Quarterly, Vol. 28, No. 1, pp. 147-163.

Biên dịch: Trần Thạch Thương Thương | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan:  #98 – Năm trụ cột trong đại chiến lược của Mỹ

Sau vụ khủng bố ngày 11/09, Tổng thống George W. Bush đã hùng hồn cam kết sẽ đưa công cuộc thúc đẩy dân chủ trên thế giới trở thành một mục tiêu hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Mỹ, nhấn mạnh những động cơ đạo đức và chiến lược khi mở rộng tự do khắp toàn cầu. Cùng thời điểm đó, nước Mỹ trong mắt chính phủ các nước và các cộng đồng trên khắp thế giới cũng không còn được ưa chuộng và ngưỡng mộ như trước.  Mặc dù gốc rễ của vấn đề này rất sâu xa, nhưng sự trỗi dậy gần đây nhất của chủ nghĩa bài Mỹ chủ yếu xuất phát từ sáng kiến chính sách đối ngoại quan trọng nhất của Bush, đó là việc xâm lược Iraq, Continue reading “#108 – Thúc đẩy dân chủ trong vai trò một giá trị toàn cầu”

#14 – Đảm bảo an ninh năng lượng

4273-itok=SkHQyE8k

Nguồn: Yergin, Daniel (2006). “Ensuring Energy Security”, Foreign Affairs, Vol. 85, No. 2 (Mar – Apr), pp. 69-82. >>PDF

Biên dịch: Trần Thạch Thương Thương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Câu hỏi cũ, đáp án mới

Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, người đứng đầu Cục Hải quân hoàng gia Winston Churchill đã có một quyết định mang tính lịch sử, đó là chuyển đổi nguồn năng lượng cho tàu hải quân Anh từ than đá sang dầu khí. Ông hướng tới xây dựng hạm đội quốc gia hùng mạnh hơn đối thủ là nước Đức. Nhưng điều đó cũng có ý nghĩa rằng Hải quân Hoàng gia Anh sẽ không còn phụ thuộc vào nguồn than đá ở xứ Wales mà phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu thô hết sức bấp bênh từ Ba Tư. Điều này đã khiến an ninh năng lượng trở thành một câu hỏi trong chiến lược quốc gia. Câu trả lời của Churchill khi ấy là gì? Đó là: “Sự an toàn và ổn định của dầu mỏ nằm trong sự đa dạng và chỉ có sự đa dạng [về nguồn cung] mà thôi.” Continue reading “#14 – Đảm bảo an ninh năng lượng”