Vì sao Hồi giáo cấm hình ảnh của Muhammad?

20150117_blp518

Nguồn:Why Islam prohibits images of Muhammad?”, The Economist, 19/01/2015.

Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngước đầu nhìn lên trần của một đền thờ nguy nga ở Istanbul, nơi hiện nay là Bảo tàng Hagia Sophia (ảnh), bạn sẽ thấy hai cách tiếp cận đối với thần thánh khác nhau, phản ánh những thời kỳ khác nhau trong lịch sử của tòa nhà. Trên đó có những bức tranh khảm đẹp nhất trong số các bức tranh khảm Cơ-đốc về Chúa Jesus, mẹ của ngài và những nhân vật thần thánh khác; và những bức thư pháp Hồi giáo uốn lượn phản ánh quan niệm cho rằng Thượng đế giao tiếp với con người thông qua ngôn ngữ, nói hoặc viết, thay vì thông qua hình ảnh hay những hình thức vật chất khác. Continue reading “Vì sao Hồi giáo cấm hình ảnh của Muhammad?”

Sự suy yếu bị thổi phồng của Hoa Kỳ

CroppedImage608342-decline-and-fall-of-the-american-empire

Tác giả: Joseph S. Nye | Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh

Khi những cuộc bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ càng gần kề, những câu hỏi về sự vững chắc của các thể chế chính trị và tương lai lãnh đạo toàn cầu của Mỹ càng trở nên nhiều hơn. Trong đó, một số câu hỏi đã lấy sự bế tắc giữa các đảng phái làm bằng chứng cho sự suy yếu của Mỹ. Nhưng tình hình có thật sự xấu như vậy hay không?

Theo nhà khoa học chính trị Sarah Binder, kể từ cuối thế kỷ 19, sự chia rẽ ý thức hệ giữa hai đảng chính trị chính của Mỹ chưa bao giờ lớn như bây giờ. Tuy nhiên, bất chấp sự bế tắc hiện tại, Quốc hội thứ 111 (nhiệm kỳ 3/1/2009 – 3/1/2011 – NBT) đã thông qua một gói kích thích tài khóa lớn, cải cách chăm sóc y tế, điều tiết tài chính, một hiệp ước kiểm soát vũ khí và sửa đổi chính sách của quân đội về tình dục đồng tính. Rõ ràng, hệ thống chính trị Mỹ không thể bị bác bỏ (ngay cả khi sự bế tắc giữa các đảng phái là mang tính chu kỳ). Continue reading “Sự suy yếu bị thổi phồng của Hoa Kỳ”

#217 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.14): Tạo ra kẻ thù để hưởng lợi từ chiến tranh

lenin-gosr

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Best Enemy Money Can Buy”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 14.

Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nội dung chính: Cuộc đảo chính ở Nga mà trong đó phe thiểu số Bolshevik giành quyền kiểm soát từ phe đa số cách mạng; vai trò của những nhà tài phiệt New York giả dạng thành những viên chức Hội Chữ Thập Đỏ nhằm ủng hộ phe Bolshevik; nỗ lực liên tục kể từ đó của Mỹ để xây dựng tiềm năng gây chiến của Nga; sự nổi lên của một “kẻ thù thực sự” theo Công thức Rothschild.

Trong phần trước chúng ta thấy rằng Phái đoàn Hội Chữ Thập Đỏ trong cách mạng Nga “không gì hơn là một cái mặt nạ” như theo lời nhân viên của chính nó. Điều này dẫn đến câu hỏi logic là động cơ và mục tiêu đích thực được giấu đằng sau chiếc mặt nạ đó là gì? Continue reading “#217 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.14): Tạo ra kẻ thù để hưởng lợi từ chiến tranh”

#142 – Chu kỳ chiến tranh và hòa bình trong lịch sử thế giới hiện đại

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 4), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch và Hiệu đính: Vương Thảo Vy – Trương Thị Phương Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

 Các cường quốc e ngại lẫn nhau. Họ nghi ngờ đối phương, và lo lắng rằng chiến tranh có nguy cơ bùng nổ. Họ đoán trước nguy hiểm. Hầu như không có chỗ cho lòng tin…Từ cách nhìn nhận của bất cứ cường quốc nào, thì tất cả các cường quốc khác đều là những kẻ thù tiềm tàng… Nền tảng của nỗi lo sợ này đó là một khi trong một thế giới mà các cường quốc có khả năng tấn công lẫn nhau và có thể có động cơ để làm như vậy, thì bất cứ quốc gia nào muốn tồn tại đều phải ít nhất cảnh giác đối với các quốc gia khác và lưỡng lự trong việc tin tưởng đối phương.

John Mearsheimer –Lý thuyết gia về chính trị hiện thực Continue reading “#142 – Chu kỳ chiến tranh và hòa bình trong lịch sử thế giới hiện đại”