Bên trong chiến dịch tuyên truyền toàn cầu táo bạo của Trung Quốc

Biên dịch: Thùy Linh| Hiệu đính: Quang Tiệp

Bắc Kinh đang sử dụng phương tiện truyền thông và các khóa đào tạo nhà báo quốc tế để “kể câu chuyện Trung Quốc”. Đây là một phần trong chiến dịch tuyên truyền toàn cầu với quy mô và tham vọng đáng kinh ngạc của nước này.

Khi chọn lọc sơ yếu lý lịch của các ứng viên, đội tuyển dụng cho trung tâm thông tin mới tại London trực thuộc đài phát thanh và truyền hình quốc gia Trung Quốc đã gặp một vấn đề đáng phải ghen tị: rất, rất nhiều ứng viên. Gần 6.000 người đang ứng tuyển chỉ cho 90 công việc “đưa tin từ quan điểm của Trung Quốc”. Thậm chí, một nhiệm vụ đơn giản là đọc qua tập hồ sơ ứng tuyển cũng mất gần hai tháng. Continue reading “Bên trong chiến dịch tuyên truyền toàn cầu táo bạo của Trung Quốc”

#199 – Kiểm soát tin tức: Vai trò của truyền thông nhà nước

putin

Nguồn: Christopher Walker & Robert W. Orttung (2014). “Breaking the News: The Role of State-run Media”, Journal of Democracy,  Vol. 25, No. 1, pp. 71-85.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử

Mặc dù có nhiều phương tiện truyền thông mới đang dần vươn lên, và môi trường truyền thông nhìn chung đã trở nên đa dạng và cạnh tranh hơn rất nhiều so với trước, các chế độ chuyên chế đang tìm ra những cách thức đáng ngạc nhiên (và hiệu quả đến mức đáng báo động) để sử dụng truyền thông nhằm củng cố quyền lực của mình. Các cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát một cách chính thức hoặc không chính thức đã trở nên rất cần thiết đối với sự bền vững của các chính quyền phi dân chủ trên khắp thế giới. Những thông điệp mà các phương tiện truyền thông này đưa ra Continue reading “#199 – Kiểm soát tin tức: Vai trò của truyền thông nhà nước”