Bẫy nợ của Tập Cận Bình

Nguồn: Gordon Chang, “Xi Jinping’s Debt Trap“, The National Interest, 16/10/2018.

Biên dịch: Văn Cường

Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump – việc áp đặt thuế quan – có khả năng làm rung chuyển nền kinh tế Trung Quốc vốn phụ thuộc vào xuất khẩu.

Tháng 12/2018 đánh dấu dịp kỷ niệm 40 năm ngày diễn ra phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI, vốn mang ý nghĩa lịch sử to lớn và được coi là khởi đầu của cái gọi là “thời kỳ cải cách” của Trung Quốc. Như mọi người đều biết, cải cách đã thúc đẩy Trung Quốc vươn tới những tầm cao phi thường.

Tuy vậy, đất nước này đã đạt tới đỉnh cao của mình. Ban lãnh đạo chính trị của Trung Quốc, được dẫn dắt bởi một Tập Cận Bình đầy ý chí, giờ đây đang phủ nhận chính những chính sách theo đường lối cải cách vốn là nguyên nhân dẫn tới sự trỗi dậy đáng ngạc nhiên của nước này. Continue reading “Bẫy nợ của Tập Cận Bình”

Vì sao Tập Cận Bình đẩy mạnh đàn áp?

Nguồn: Kelly Hammond, Rian Thum & Jeffrey Wasserstrom, “China’s Bad Old Days Are Back“, Foreign Affairs, 30/10/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Nhiều chuyện đáng lo đã xảy ra ở Trung Quốc gần đây. Hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) theo Hồi giáo đã bị đưa vào các trại cải tạo kiểu Orwellian[1] tại tỉnh Tân Cương (Xinjiang) ở phía tây. Một đảng chính trị ở Hong Kong bị đặt ra ngoài vòng pháp luật bất chấp quy chế đặc biệt và lịch sử tự do ngôn luận của thành phố. Các giáo viên ở một thành phố cảng miền nam bị yêu cầu phải nộp lại hộ chiếu để [chính quyền] có thể theo dõi kỹ hơn mọi cuộc đi lại của họ. Một nhà bất đồng chính kiến bị đau ốm, người được giải Nobel Hòa bình, ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), bị ngăn không cho ra nước ngoài chữa bệnh. Trong khi về thăm quê ở Trung Quốc, người lãnh đạo tổ chức chống tội phạm quốc tế, Interpol, bỗng biến mất rồi tái xuất hiện trong sự giam cầm của chính phủ và đối mặt với các cáo buộc tham nhũng. Danh sách các sự việc như thế còn kéo dài. Continue reading “Vì sao Tập Cận Bình đẩy mạnh đàn áp?”

Hoàng đế mới của Trung Hoa

Nguồn: Chris Patten, “China’s New Emperor”, Project Syndicate, 25/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một giai thoại về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon vào năm 1972 từ lâu được xem như là sự chứng thực cho tầm nhìn dài hạn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về lịch sử. Chu Ân Lai, nhân vật số hai mẫn cán của Mao Trạch Đông, được cho là đã trả lời câu hỏi về các bài học của cuộc Cách mạng Pháp bằng cách nói rằng còn quá sớm để nói lên được điều gì. Nhưng thực tế, theo các nhà ngoại giao có mặt ở đó, Chu không tranh luận về cuộc cách mạng năm 1789, mà là về phong trào nổi dậy của sinh viên ở Paris năm 1968, do đó có lẽ đúng là vẫn còn quá sớm để có thể nói lên điều gì. Continue reading “Hoàng đế mới của Trung Hoa”