Ảnh hưởng của Aleksandr Solzhenitsyn tới tư duy chiến lược của Putin

Nguồn: Casey Michel, “How Aleksandr Solzhenitsyn Became Putin’s Spiritual Guru,” Foreign Policy, 07/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là câu chuyện kỳ lạ về một anh hùng văn học toàn cầu, người đã truyền cảm hứng cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Năm 1990, khi Liên Xô đang dần tiến tới sự tan rã cuối cùng, một nhà văn Nga nổi tiếng đã phác thảo một kế hoạch cho tương lai hậu Xô-viết. Như nhà văn này đã vạch ra, Nga phải cởi bỏ xiềng xích của thời Liên Xô bằng cách loại bỏ Đảng Cộng sản đang khủng hoảng và tiến hành tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, ông nói thêm, Điện Kremlin nên để một loạt các thuộc địa cũ của Moscow, đặc biệt là ở những nơi như Baltic, Caucasus, và phần lớn Trung Á, được tự do. Continue reading “Ảnh hưởng của Aleksandr Solzhenitsyn tới tư duy chiến lược của Putin”

08/10/1970: Aleksandr Solzhenitsyn đoạt giải Nobel Văn học

Nguồn: Aleksandr Solzhenitsyn wins the Nobel Prize in Literature, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng nhất nước Nga, Aleksandr Solzhenitsyn, đã đoạt giải Nobel Văn học.

Sinh năm 1918 tại Liên Xô, Solzhenitsyn là nhà văn và nhà phê bình hàng đầu về sự áp bức nội bộ ở Liên Xô. Bị bắt vào năm 1945 vì dám chỉ trích chế độ Stalin, ông đã phải thụ án 8 năm trong các nhà tù và trại lao động. Khi được thả vào năm 1953, ông bị đưa đi “lưu vong nội bộ” ở phần đất châu Á của Nga. Sau cái chết của Stalin, Solzhenitsyn được trả tự do và bắt đầu lại công việc viết lách. Continue reading “08/10/1970: Aleksandr Solzhenitsyn đoạt giải Nobel Văn học”

28/12/1973: Cuốn ‘Quần đảo Ngục tù’ được xuất bản

Nguồn: Solzhenitsyn’s The Gulag Archipelago published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, cuốn Quần đảo Ngục tù (The Gulag Archipelago, 1918-1956) của Aleksandr Solzhenitsyn – tác phẩm “điều tra” về nhà nước cảnh sát (police state) Liên Xô – đã được xuất bản tại Paris, bằng tiếng Nga. Đây là tập đầu tiên trong bộ sách ba tập của Solzhenitsyn, mô tả lại những đợt đàn áp chính trị và khủng bố tàn bạo và không khoan nhượng ở Liên Xô. Cuốn sách nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng và đã được xuất bản tại Mỹ chỉ vài tháng sau đó.

Bộ sách đồ sộ của Solzhenitsyn đã ghi lại chi tiết những mưu đồ của nhà nước cảnh sát Xô-viết từ Cách mạng Bolshevik cho đến năm 1956. Tuy nhiên, trong phần lời tựa, tác giả cũng đã cảnh báo những người Nga đang sống trong giai đoạn 1973, rằng việc đọc cuốn sách là “rất nguy hiểm.” Continue reading “28/12/1973: Cuốn ‘Quần đảo Ngục tù’ được xuất bản”