17/02/1979: Trung Quốc xâm lược Việt Nam

Nguồn: China invades Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, trước việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia, Trung Quốc đã phản ứng bằng một cuộc xâm lược Việt Nam.

Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc gia tăng đáng kể sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975. Cố gắng để mở rộng ảnh hưởng của mình, Việt Nam đã thiết lập một sự hiện diện quân sự tại Lào; tăng cường mối quan hệ với đối thủ của Trung Quốc là Liên Xô; và lật đổ chế độ của Pol Pot tại Campuchia vào năm 1979. Continue reading “17/02/1979: Trung Quốc xâm lược Việt Nam”

Tại sao các đường biên giới châu Phi lại phức tạp?

Nguồn:Why Africa’s borders are a mess“, The Economist, 17/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc cãi vã về chỗ đậu xe hiếm khi chuyển biến thành sự kiện quốc tế. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm ngoái tại Vurra, một tỉnh nằm trên biên giới giữa Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), sự việc lại diễn ra như vậy. Những người Congo trẻ tuổi dường như đã vượt quá mốc hải quan 300m để xây dựng một bãi đậu xe, tại khu vực mà họ nói là đất vô chủ. Uganda bày tỏ sự phản đối, dùng các khúc gỗ để chặn đường. Biên giới đã đóng cửa trong hai tháng.

Sự hiểu nhầm như vậy không phải là bất thường ở châu Phi. Chỉ có một phần ba trong số 83.000 km đường biên giới của khu vực này được phân giới một cách rõ ràng. Liên minh châu Phi (AU) đang giúp các nước xử lý tình trạng này, nhưng thời hạn hoàn thành công việc đã bị đẩy lùi nhiều lần. Công việc này được dự kiến hoàn thành vào năm 2012, sau đó là năm 2017, và bây giờ, thời hạn được công bố vào tháng trước là năm 2022. Tại sao việc phân định biên giới châu Phi lại khó khăn như vậy, và tại sao nó lại quan trọng? Continue reading “Tại sao các đường biên giới châu Phi lại phức tạp?”