Vấn đề cải cách hiến pháp của Nhật Bản

f003d95e-8595-11e4-92f1-a804f84d4f9e_Japan_Election_Abe_TOK108--646x363

Nguồn: Brahma Chellaney, “Japan’s constitutional albatross”, Project Syndicate, 02/02/2015.

Biên dịch: Bế Minh Nhật | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lễ kỉ niệm 70 năm ngày Nhật Bản thất bại trong Thế Chiến thứ Hai đang đến gần và nó đã làm dấy lên nhiều tranh cãi – và cả những lời oán thán – về mối hận thù lịch sử đang được tái hiện lại ở Đông Á. Nhưng những căng thẳng gần đây ở khu vực có thể phần nào phản ánh một sự thiếu tiến triển trong một vấn đề khác không được lưu tâm: cái cách hiến pháp của Nhật Bản. Thật ra, ngay cả khi sự bất lực của Nhật Bản được thể hiện nổi bật trong việc hai con tin của nước này bị hành quyết bởi Nhà nước Hồi Giáo tự xưng, Nhật Bản vẫn chưa thông qua bất kỳ một sửa đổi nào đối với “hiến pháp hoà bình” mà lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ đã áp đặt tại nước này vào năm 1947. Continue reading “Vấn đề cải cách hiến pháp của Nhật Bản”

Những xiềng xích lịch sử của Đông Á

Japanese-comfort-women-pr-012

Nguồn: Brahma Chellaney, “East Asia’s Historical Shackles,” Project Syndicate, 12/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các mối quan hệ ngoại giao ở Đông Á từ lâu đã trở thành con tin của lịch sử. Nhưng gần đây, “vấn đề lịch sử” của khu vực này đã trở nên căng thẳng hơn với việc chủ nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh giữa các chủ thể quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc, làm tăng thêm những bất đồng về mọi mặt, từ lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên cho đến việc tưởng niệm chiến tranh và sách giáo khoa. Liệu các quốc gia Đông Á có thể vượt qua những xung đột để lại từ những thế hệ đi trước để tiến tới một tương lai có lợi cho tất cả? Continue reading “Những xiềng xích lịch sử của Đông Á”

Cuộc chiến không hồi kết của Hoa Kỳ

ISIS-US-Airstrikes

Tác giả: Brahma Chellaney | Biên dịch: Lương Khánh Ninh

Thông tin chính thức: Tổng thống Mỹ và người nhận giải Nobel Hòa bình Barack Obama lại một lần nữa tham chiến! Sau khi lật đổ nhà lãnh đạo Muammar el-Qaddafi của Libya và đánh bom các mục tiêu ở Somalia và Yemen, ông Obama đã tiến hành không kích vành đai Syria-Iraq, thực chất là tuyên bố chiến tranh với Nhà nước Hồi giáo (IS) – một quyết định sẽ vi phạm, nếu không thì cũng làm suy yếu, chủ quyền quốc gia của Syria. Trong nỗ lực tích cực can thiệp, Tổng thống Obama một lần nữa đang bất chấp luật pháp Hoa Kỳ và quốc tế vì đã không tìm cách có được sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ cũng như Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Continue reading “Cuộc chiến không hồi kết của Hoa Kỳ”

#71 – Tình trạng khủng hoảng nước ngày một trầm trọng ở Châu Á

Nguồn: Brahma Chellaney (2012). “Asia’s Worsening Water Crisis”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 2, pp. 143-156.

Biên dịch: Nguyễn Vân Anh | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan:  #67 – Hệ lụy an ninh của vấn đề biến đổi khí hậu

Trong tất cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết đối với thế giới hiện đại, nước là nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Trong khi chúng ta có thể thay thế dầu bằng các nguồn năng lượng khác, thì không gì có thể thay thế được nước. Nước đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sản xuất của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường, từ thực phẩm đến sản phẩm công nghiệp, cũng như sản xuất điện năng, lọc dầu và khí đốt, khai thác than và uranium. Nói một cách đơn giản, khan hiếm nước và sự phát triển kinh tế không thể song hành cùng nhau.1 Continue reading “#71 – Tình trạng khủng hoảng nước ngày một trầm trọng ở Châu Á”