Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P2)

Nguồn: Francis Fukuyama, “A Country of Their Own”, Foreign Affairs, 01/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Một cuộc sống tốt đẹp

Sự phê phán của chủ nghĩa bảo thủ dành cho chủ nghĩa tự do, về cốt lõi, chứa đựng một hoài nghi hợp lý trước sự nhấn mạnh của chủ nghĩa tự do đối với quyền tự chủ cá nhân. Các xã hội tự do giả định sự bình đẳng về nhân phẩm, một loại phẩm giá bắt nguồn từ khả năng lựa chọn của một cá nhân. Vì lẽ đó, xã hội tự do tận tâm bảo vệ quyền tự chủ như một quyền cơ bản. Nhưng dù quyền tự chủ là một giá trị tự do cơ bản, nó không phải là điều duy nhất tự động vượt qua mọi tầm nhìn khác về cuộc sống tốt đẹp. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P2)”

Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P1)

Nguồn: Francis Fukuyama, “A Country of Their Own”, Foreign Affairs, 01/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ nghĩa tự do đang gặp nguy hiểm. Các nguyên tắc cơ bản của xã hội tự do – là chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng các quyền cá nhân, pháp quyền, và nhiều nguyên tắc khác – đang bị đe dọa, khi thế giới chịu ảnh hưởng từ thứ có thể gọi là suy thoái dân chủ, hoặc thậm chí là khủng hoảng dân chủ. Theo tổ chức Freedom House, các quyền chính trị và tự do dân sự trên khắp thế giới đã giảm đều mỗi năm trong suốt 16 năm qua. Sự suy tàn của chủ nghĩa tự do thể hiện rõ qua sức mạnh ngày một lớn của các chế độ chuyên chế như Trung Quốc và Nga, sự sa sút của các thể chế tự do – hay tự do trên danh nghĩa – ở các nước như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, và sự thụt lùi của các nền dân chủ tự do như Ấn Độ và Mỹ. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P1)”

Chủ nghĩa dân tộc dưới thời Tập Cận Bình ngày càng trở nên quá đà

Nguồn: Chao Deng, Liza Lin, “In Xi Jinping’s China, Nationalism Takes a Dark Turn”, WSJ, 22/10/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Với sự thúc đẩy từ chính phủ, đám đông giận dữ trên mạng sẵn sàng tấn công bất kỳ hành vi nào được cho là bất trung đối với đất nước.

Làn sóng chủ nghĩa dân tộc càn quét qua Trung Quốc, được khuếch đại bởi hệ thống tuyên truyền của Đảng, tham vọng chính trị của Tập Cận Bình và sự thành công của Trung Quốc trong việc ngăn chặn COVID-19, đang bước sang một trang đen tối hơn mang âm hưởng thời kỳ Mao Trạch Đông trong quá khứ.

Những đám đông giận dữ trên mạng tấn công bất kỳ lời chỉ trích nào đối với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc hoặc sự thiếu trung thành với đất nước. Các nạn nhân bị quấy rối và không thể lên tiếng, một số thậm chí bị mất việc. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc dưới thời Tập Cận Bình ngày càng trở nên quá đà”

Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc

Tác giả: Phạm Quang Minh

Lẽ ra cuốn sách “Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc”1 của Benedict Anderson phải được dịch ra tiếng Việt từ sớm ngay sau khi nó ra đời, bởi như chính Benedict Anderson đã thừa nhận trong lời tựa cho ấn bản lần thứ hai2 là chính những cuộc xung đột vũ trang những năm 1978-1979 ở Đông Dương, tức là giữa Việt Nam và Campuchia và giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã là “cú hích” cho sự ra đời của bản thảo này.

Vào những năm 1970 của thế kỷ trước, nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng nguyên nhân chính của cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ 3 là sự mâu thuẫn giữa một bên là Liên Xô-Việt Nam và bên kia là Trung Quốc-Khmer Đỏ, hoặc là xung đột địa chính trị giữa ba cường quốc là Mỹ-Liên Xô-Trung Quốc. Nhưng riêng Anderson thì cho rằng người ta phải tìm nguyên nhân của cuộc chiến này trong tầng sâu của lịch sử – đó là chủ nghĩa dân tộc, chứ không phải là vấn đề ý thức hệ hay địa chính trị. Continue reading “Những cộng đồng tưởng tượng: Một số suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc”

Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và vấn đề Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thị Linh

Chủ nghĩa dân tộc là một hệ tư tưởng, tình cảm, một hình thức văn hóa hoặc tư duy tập thể của quốc gia, dân tộc. Theo Stephen Walt, trong suốt hai thế kỷ qua, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một trong những động lực chính trị và xã hội quan trọng nhất trong lịch sử.[1] Sự truyền bá rộng rãi của tư tưởng dân tộc góp phần làm tan rã các đế chế ở châu Âu trong thời kỳ cận đại và từng bước hình thành hệ thống quốc gia – dân tộc. Trong thế kỷ 20, phong trào chống thực dân hoá dẫn đến sự ra đời của các quốc gia – dân tộc bên ngoài châu Âu. Khi mới thành lập năm 1945, Liên hợp quốc chỉ có 51 thành viên. Đến nay, tổ chức này đã có hơn 200 thành viên, trong đó có rất nhiều quốc gia mới giành được độc lập sau năm 1945. Tuy là trạng thái tâm lý, tình cảm trừu tượng nhưng chủ nghĩa dân tộc tạo ra sự kết nối to lớn và chuyển hoá thành sức mạnh thực tế. Đây là lý do chính người Palestine kiên trì theo đuổi lý tưởng về một quốc gia độc lập hay động lực giúp người Việt Nam không lùi bước trước những cỗ máy chiến tranh hùng mạnh nhất thế giới để giành lại độc lập và thống nhất dân tộc. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và vấn đề Biển Đông”