Quá khứ chính là tương lai của Chủ nghĩa xã hội

Nguồn: Bhaskar Sunkara, “Socialism’s Future May Be Its Past”, The New York Times, 26/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một trăm năm sau khi con tàu niêm phong kín đưa Lenin đến Ga Phần Lan và bắt đầu chuỗi sự kiện dẫn tới những trại lao động khổ sai của Stalin, ý tưởng rằng chúng ta nên quay trở lại với sự kiện lịch sử này để tìm nguồn cảm hứng nghe thật vô lý. Nhưng phải có lý do chính đáng thì những người Bolshevik mới từng gọi mình là các nhà “dân chủ xã hội.” Họ là một phần trong phong trào rộng lớn hơn của các đảng đang lớn mạnh lúc đó để đấu tranh cho nền dân chủ chính trị, và sử dụng sự giàu có và tầng lớp lao động mới do chủ nghĩa tư bản tạo ra nhằm mở rộng quyền dân chủ sang các lĩnh vực xã hội và kinh tế mà không nhà tư bản nào cho phép. Continue reading “Quá khứ chính là tương lai của Chủ nghĩa xã hội”

Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?

Nguồn: Paul R. Gregory, “Why Socialism Fails”, Hoover Institution, 10/01/2018.

Biên dịch: Hiếu Chân

Khi Liên bang Xô viết gần sụp đổ, Francis Fukuyama tuyên bố chế độ dân chủ tự do đã chiến thắng chủ nghĩa xã hội kế hoạch hóa trong bài nhận định năm 1989 của ông, Điểm tận cùng của Lịch sử?. Hơn một phần tư thế kỷ sau đó, Liên Xô quả thực đã tan rã. Phần lãnh thổ Đông Âu của nó bây giờ thuộc về Liên minh Âu châu. Trung Quốc có một nền kinh tế thị trường cho dù đất nước vẫn bị cai trị bởi một đảng duy nhất. Còn các nhà nước “xã hội chủ nghĩa” Bắc Hàn, Cuba và Venezuela đang trong đống đổ nát về kinh tế. Giờ đây, ít ai ủng hộ việc “quay lại Liên Xô”. Nhưng đồng thời, nhiều người vẫn coi chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế hấp dẫn. Hãy xem trường hợp ông Bernie Sanders[1] – một người công khai thừa nhận ủng hộ một nước Mỹ xã hội chủ nghĩa – và rất nhiều người trẻ trưởng thành vào điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ ưa thích chủ nghĩa xã hội hơn chủ nghĩa tư bản. Continue reading “Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?”

Karl Marx – Người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội khoa học

karl_marx

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 11/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

 Là một triết gia và nhà tư tưởng cách mạng có tầm ảnh hưởng lớn, Karl Marx lại không thể chứng kiến những tư tưởng của ông được hiện thực hóa. Tuy vậy, những tác phẩm của ông đã đặt nền móng lý luận cho chủ nghĩa cộng sản quốc tế hiện đại.

Karl Heinrich Marx sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 tại Trier, miền tây nước Đức, là con trai của một luật sư thành đạt người Do Thái. Marx học luật tại Bonn và Berlin, đồng thời cũng được tiếp cận tư tưởng của Hegel và Feuerbach. Năm 1841, ông lấy bằng tiến sĩ triết học tại trường Đại học Jena. Năm 1843, sau một thời gian ngắn làm biên tập cho một tờ báo tự do ở Cologne, Marx và vợ của ông là Jenny chuyển tới Paris, cái nôi của những tư tưởng cấp tiến. Tại đây ông trở thành một người cộng sản cách mạng và quen với cộng sự cả đời của ông – Friedrich Engels. Continue reading “Karl Marx – Người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội khoa học”