Đã đến lúc Trung Quốc bỏ neo nhân dân tệ vào Đô la Mỹ

DA1AAA18-A7D2-4E4A-8132-B3428809BCC5_w640_r1_s_cx0_cy16_cw0

Nguồn: Guonan Ma, “Time to unpeg the renminbi”, East Asia Forum, 29/03/2015.

Biên dịch: Hà Thị Quỳnh Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc giờ đây đã quá lớn để có thể tiếp tục duy trì việc neo đồng nhân dân tệ vào đô la Mỹ, biện pháp từng một thời hữu ích. Đã đến lúc phải bỏ nó đi.

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã mất giá 2,5 phần trăm so với đồng đô la Mỹ trong năm 2014. Đây là lần rớt giá hàng năm lớn nhất kể từ năm 2005, khi Bắc Kinh bắt đầu nới lỏng một cách rụt rè neo tỉ giá gắn chặt với đồng đô la của nó. Gần đây, đồng tiền Trung Quốc đã nhiều lần chạm ngưỡng dưới (weak side) biên độ tỉ giá giao dịch hàng ngày bất chấp những nỗ lực của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) trong việc ra tín hiệu về một tỷ giá đồng đô la Mỹ – Nhân dân tệ ổn định hơn thông qua can thiệp hàng ngày của mình. Continue reading “Đã đến lúc Trung Quốc bỏ neo nhân dân tệ vào Đô la Mỹ”

Trung Quốc có nên giảm giá đồng Nhân dân tệ?

_78104276_40gffz6e

Nguồn: Stephen S. Roach, “Steady on the Renminbi”, Project Syndicate, 24/02/2015.

Biên dịch: Hà Thị Quỳnh Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc chiến tranh tiền tệ đang diễn ra dữ dội trên toàn thế giới, và Trung Quốc đang chịu đựng gánh nặng chủ yếu. Đồng nhân dân tệ đã lên giá đáng kể trong vài năm vừa qua, xuất khẩu đang chùng xuống, và rủi ro về giảm phát đang tăng. Trong hoàn cảnh này, nhiều người gợi ý rằng một sự đảo ngược trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc nhằm làm suy yếu đồng nhân dân tệ là cách giải quyết hợp lý nhất. Đó sẽ là một sai lầm nghiêm trọng.

Thực tế, khi Trung Quốc theo đuổi các cải cách cơ cấu nhằm đảm bảo tăng trưởng liên tục, việc ép giảm giá đồng tiền là điều cuối cùng nước này cần đến. Điều này cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề cho kinh tế toàn cầu. Continue reading “Trung Quốc có nên giảm giá đồng Nhân dân tệ?”

Tác động của sự bất bình đẳng lên trẻ em Mỹ

Nguồn: BBC

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Inequality and the American Child”, Project Syndicate, 11/12/2014

Biên dịch: Hà Quỳnh Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trẻ em từ lâu đã được công nhận là một nhóm đặc biệt. Chúng không được chọn cha mẹ, chưa nói đến việc lựa chọn hoàn cảnh được sinh ra. Chúng không có khả năng tương tự như người lớn để bảo vệ hoặc chăm sóc cho bản thân. Đó là lý do vì sao Hội Quốc Liên phê chuẩn Tuyên bố Geneva về Quyền Trẻ em vào năm 1924, và cộng đồng quốc tế đã thông qua Công ước về Quyền Trẻ em vào năm 1989.

Đáng buồn thay, Hoa Kỳ đang không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Trong thực tế, cho đến ngày hôm nay Hoa Kỳ thậm chí vẫn chưa phê chuẩn Công ước về Quyền Trẻ em. Nước Mỹ, với hình ảnh được ca ngợi như là một vùng đất của cơ hội, đáng ra phải là một hình mẫu đầy cảm hứng về cách đối xử đúng đắn và gương mẫu đối với trẻ em. Thay vào đó, nó lại là một biểu tượng của sự thất bại – một đất nước góp phần vào tình trạng trì trệ toàn cầu về quyền trẻ em trên trường quốc tế. Continue reading “Tác động của sự bất bình đẳng lên trẻ em Mỹ”

Sự áp đảo của đồng Đô-la và tình trạng áp chế tài chính

Dollar-Map-650x360

Tác giả: Andrew Sheng & Xiao Geng | Biên dịch: Hà Quỳnh Hương

Một thế hệ các nhà kinh tế phát triển nợ Ronald McKinnon, người vừa qua đời hồi đầu tháng này, một khoản nợ tri thức khổng lồ vì quan điểm thấu đáo của ông – được giới thiệu trong cuốn sách xuất bản năm 1973 Tiền và Vốn trong Phát triển Kinh tế (Money and Capital in Economic Development). Quan điểm này nói về việc các chính phủ tham gia vào việc áp chế tài chính (financial repression)[1] làm cản trở phát triển tài chính. Thật vậy, McKinnon cung cấp chìa khóa để hiểu lý do tại sao các khu vực tài chính của các nền kinh tế mới nổi ở tình trạng kém phát triển. Continue reading “Sự áp đảo của đồng Đô-la và tình trạng áp chế tài chính”

Chính sách thắt lưng buộc bụng sai lầm của Châu Âu

woreuprotest

Tác giả: Joseph E. Stiglitz | Biên dịch: Hà Quỳnh Hương

Một câu ngạn ngữ cổ nói rằng “Nếu thực tế không khớp với lý thuyết, hãy thay đổi lý thuyết ấy đi”. Tuy nhiên, giữ nguyên lý thuyết và thay đổi các bằng chứng thì thường dễ dàng hơn – và Thủ tướng Đức Angela  Merkel và các nhà lãnh đạo châu Âu khác ủng hộ chính sách thắt lưng buộc bụng có vẻ tin chắc như vậy. Mặc dù các bằng chứng hiện hữu vẫn đang sờ sờ trước mặt họ, họ tiếp tục phủ nhận thực tế.

Chính sách thắt lưng buộc bụng đã thất bại. Tuy nhiên, những người bảo vệ chính sách này đang mong muốn tuyên bố thắng lợi dựa trên cơ sở một bằng chứng yếu nhất có thể: nền kinh tế không còn ở tình trạng suy sụp, do đó hẳn là chính sách thắt lưng buộc bụng đang phát huy vai trò! Continue reading “Chính sách thắt lưng buộc bụng sai lầm của Châu Âu”

Điều gì giúp hình thành Hệ thống Bretton Woods?

BRETTON-articleLarge

Tác giả: Harold James & Domenico Lombardi | Biên dịch: Hà Quỳnh Hương

Việc tổ chức kỷ niệm 70 năm Hội nghị Bretton Woods, hội nghị đã thành lập Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, gần với những ngày kỷ niệm lịch sử như cuộc đổ bộ của Đồng Minh vào  Normandy cho thấy các nhà tổ chức đã tham vọng như thế nào. Thật vậy, trong bối cảnh khá lộn xộn thời đó, hội nghị đã nhắm tới việc tạo ra một khung khổ tiền tệ quốc tế ổn định có thể xem như một hòn đá tảng của một trật tự thế giới hòa bình. Và nó đã thành công – ít nhất là trong một thời gian.

Bretton Woods vẫn giữ được sự hấp dẫn mạnh mẽ của nó, bằng chứng là ít nhất ba cuốn sách gần đây về đề tài này đã đạt được thành công thương mại đáng kể. Điều gì làm cho một sự kiện mà trong đó một nhóm chủ yếu toàn đàn ông nói về tiền bạc lại thu hút đến như vậy? Continue reading “Điều gì giúp hình thành Hệ thống Bretton Woods?”