Tầm nhìn dài hạn giúp Trung Quốc tự tin đối đầu Mỹ?

Nguồn: Stephen S. Roach, “China’s Long View“, Project Syndicate, 26/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một vài tháng trước, khi đi thăm tỉnh Giang Tây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề cập đến một cột mốc cách mạng cũ. “Bây giờ lại có một cuộc Trường Chinh mới, và chúng ta nên bắt đầu một khởi đầu mới”, ông nói như vậy về cuộc xung đột kinh tế gia tăng với Hoa Kỳ.

Ở Trung Quốc, tính biểu tượng thường quan trọng hơn việc giải thích theo nghĩa đen các phát biểu của các nhà lãnh đạo. Phát biểu tại cùng một tỉnh nơi cuộc Vạn lý trường chinh bắt đầu vào năm 1934, cuối cùng dẫn đến chiến thắng của Mao trước Quốc dân Đảng 15 năm sau đó, lời nhắc nhở của Tập nhấn mạnh sức mạnh lớn nhất của Trung Quốc, đó là tầm nhìn dài hạn. Continue reading “Tầm nhìn dài hạn giúp Trung Quốc tự tin đối đầu Mỹ?”

Mỹ ‘tấn công’ Trung Quốc: Bổn cũ soạn lại

Nguồn: Stephen S. Roach, “Japan Then, China Now”, Project Syndicate, 27/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Khi các chính phủ cho phép làm giả hoặc sao chép các sản phẩm của Mỹ, họ đang đánh cắp tương lai của chúng ta và đó không còn là thương mại tự do nữa”. Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã bình luận như vậy về Nhật Bản sau khi Hiệp định Plaza được ký vào tháng 9 năm 1985. Trên nhiều khía cạnh, những gì đang diễn ra hôm nay giống như một phiên bản làm lại của bộ phim thập niên 1980 này, nhưng với một ngôi sao truyền hình thực tế thay thế một ngôi sao điện ảnh Hollywood trong vai tổng thống – và với một nhân vật phản diện mới thay cho Nhật Bản.

Hồi những năm 1980, Nhật Bản được coi là mối đe dọa kinh tế lớn nhất của nước Mỹ – không chỉ vì những cáo buộc về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, mà còn vì những lo ngại về thao túng tiền tệ, chính sách công nghiệp do nhà nước bảo trợ của Nhật, sự suy yếu của ngành chế tạo Hoa Kỳ và thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Nhật. Trong cuộc đối đầu với Mỹ, Nhật Bản cuối cùng đã nhượng bộ, nhưng họ đã phải trả giá đắt khi làm như vậy – gần ba “thập niên mất mát” với kinh tế đình trệ và giảm phát. Ngày nay, cốt truyện tương tự nhưng nhân vật chính là Trung Quốc. Continue reading “Mỹ ‘tấn công’ Trung Quốc: Bổn cũ soạn lại”

Ba lý do Mỹ khó trừng phạt thương mại Trung Quốc

Nguồn: Stephen Roach, “America and China’s Codependency Trap”, Project Syndicate, 28/08/2017

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dường như đã mâu thuẫn với cả thế giới, nhưng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lại một lần nữa gợi lên khả năng xảy ra xung đột thương mại với Trung Quốc. Vào ngày 14/08, ông chỉ thị cho Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tiến hành điều tra hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Bằng việc áp dụng nền tảng pháp lý cho nỗ lực nói trên dựa theo Khoản 301 Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ 1974, chính quyền Trump có thể sẽ thiết lập hàng rào thuế quan cao và rộng khắp đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Đó là một diễn biến quan trọng. Mặc dù có thể có căn cứ thích đáng, như được ghi nhận trong báo cáo gần đây nhất của USTR trình lên Quốc Hội về việc tuân thủ các hiệp định WTO của Trung Quốc, hành động trừng phạt vẫn sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Hoa Kỳ. Dù muốn hay không, đó là hệ quả không thể tránh khỏi trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đã ăn sâu bám rễ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Continue reading “Ba lý do Mỹ khó trừng phạt thương mại Trung Quốc”

Suy nghĩ lại về tương lai Trung Quốc

Nguồn: Stephen S. Roach, “Rethinking the Next China”, Project Syndicate, 25/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 7 năm qua, tôi đã dạy một khóa được nhiều người theo học ở Yale có tên là “Tương lai Trung Quốc”. Ngay từ ban đầu, tôi tập trung vào những mệnh lệnh chuyển đổi trong nền kinh tế hiện đại của Trung Quốc, cụ thể là tiến trình chuyển đổi từ mô hình nhà sản xuất thành công lâu nay sang mô hình ngày càng được thúc đẩy bởi tiêu dùng của hộ gia đình. Tôi dành nhiều sự lưu tâm cho những rủi ro và cơ hội của sự tái cân bằng này cũng như những hệ quả liên quan đối với sự phát triển bền vững của Trung Quốc và nền kinh tế thế giới nói chung.

Trong khi nhiều “viên gạch” chủ chốt của tiến trình chuyển đổi của Trung Quốc đã được đặt vào đúng vị trí, đặc biệt là sự tăng trưởng vượt bực của ngành dịch vụ và tiến trình đô thị hóa nhanh chóng, thì rõ ràng đang xảy ra một chiều hướng chuyển đổi vừa mới mẻ vừa quan trọng khác: Trung Quốc đang chuyển đổi từ một kẻ tìm cách thích nghi với tiến trình toàn cầu hóa thành kẻ lèo lái tiến trình đó. Trên thực tế, Trung Quốc của tương lai đang đặt cược nhiều hơn vào mối liên kết của mình với một thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng, và theo đó tạo ra một loạt những rủi ro và cơ hội mới. Continue reading “Suy nghĩ lại về tương lai Trung Quốc”

Bẫy phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ Mỹ – Trung

a41f726b0559176eeb5556

Nguồn: Stephen S. Roach, “The Sino-American Codependency Trap”, Project Syndicate, 28/09/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vì lý do phát triển bền vững đã làm cho hai nước rơi vào một “bẫy phụ thuộc lẫn nhau” (codependency trap) kinh điển, gây cản trở cho những thay đổi trong quy tắc giao thiệp giữa hai bên. Những triệu chứng của chứng bệnh âm ỉ này đã thể hiện rõ trong chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ trong thời gian gần đây. Chuyến đi đã không thu được nhiều kết quả, và con đường phía trước vẫn còn khá chông gai.

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu hình thành vào cuối những năm 1970 khi Mỹ lúc bấy giờ đang phải đương đầu với nạn lạm phát đi kèm tăng trưởng trì trệ, cùng lúc với việc nền kinh tế Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng hỗn loạn theo sau cuộc Cách mạng Văn hoá. Continue reading “Bẫy phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ Mỹ – Trung”

Thao túng thị trường trở thành xu hướng toàn cầu

Treasury-Market-Manipulation

Nguồn: Stephen S. Roach, “Market Manipulation Goes Global”, Project Syndicate, 27/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thao túng thị trường đã trở thành quy trình vận hành tiêu chuẩn trong chính sách trên toàn thế giới. Mọi con mắt đang đổ dồn về phía Trung Quốc, đất nước đang phải nỗ lực đối phó với nguy cơ vỡ bong bóng cổ phiếu. Nhưng những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc dường như không phải là độc nhất. Và các nền kinh tế hàng đầu của phương Tây cũng đang làm những điều tương tự – chỉ là mặc một “bộ áo” khác cho sự thao túng của họ.

Hãy xem xét phương pháp nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE) được sử dụng lần đầu tiên ở Nhật Bản vào đầu những năm 2000, sau đó là ở Hoa Kỳ sau năm 2008, rồi lại tiếp tục được áp dụng ở Nhật Bản một lần nữa vào năm 2013, và bây giờ là ở châu Âu. Trong tất cả các trường hợp này, nới lỏng định lượng cơ bản là một nỗ lực nhằm thao túng giá tài sản. Nó hoạt động chủ yếu là nhờ ngân hàng trung ương trực tiếp mua chứng khoán chính phủ dài hạn, qua đó làm giảm lãi suất dài hạn, khiến cho cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn. Continue reading “Thao túng thị trường trở thành xu hướng toàn cầu”

Sự thao túng tiền tệ trong tưởng tượng

MARKETS-GLOBAL/

Nguồn: Stephen S. Roach, “The Currency Manipulation Charade”, Project Syndicate, 27/05/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khi Quốc hội Mỹ loay hoay với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gây tranh cãi – vốn là hiệp định thương mại then chốt của Tổng thống Barack Obama– thì xuất hiện một trở ngại lớn. Vào ngày 22 tháng 5, Thượng nghị viện đã tránh được trở ngại ấy bằng việc bỏ phiếu sát nút 51/48 để bác bỏ một đề xuất bổ sung điều khoản về “thao túng tiền tệ” vào một dự luật vốn sẽ trao cho Obama “quyền đàm phán nhanh” (fast-track authority) để thương thảo Hiệp định TPP. Nhưng vấn đề này có thể lại bị đưa ra khi cuộc tranh luận chuyển đến Hạ viện, nơi có sự ủng hộ rất lớn đối với “các quy định về tiền tệ có thể được thi hành.”

Trong ít nhất một thập niên gần đây, Quốc hội đã tập trung vào sự thao túng tiền tệ – một sự cáo buộc nhắm vào các nước công khai can thiệp vào thị trường ngoại hối để làm giảm giá nội tệ và dùng cách đó để trợ cấp xuất khẩu. Continue reading “Sự thao túng tiền tệ trong tưởng tượng”

Trung Quốc có nên giảm giá đồng Nhân dân tệ?

_78104276_40gffz6e

Nguồn: Stephen S. Roach, “Steady on the Renminbi”, Project Syndicate, 24/02/2015.

Biên dịch: Hà Thị Quỳnh Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc chiến tranh tiền tệ đang diễn ra dữ dội trên toàn thế giới, và Trung Quốc đang chịu đựng gánh nặng chủ yếu. Đồng nhân dân tệ đã lên giá đáng kể trong vài năm vừa qua, xuất khẩu đang chùng xuống, và rủi ro về giảm phát đang tăng. Trong hoàn cảnh này, nhiều người gợi ý rằng một sự đảo ngược trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc nhằm làm suy yếu đồng nhân dân tệ là cách giải quyết hợp lý nhất. Đó sẽ là một sai lầm nghiêm trọng.

Thực tế, khi Trung Quốc theo đuổi các cải cách cơ cấu nhằm đảm bảo tăng trưởng liên tục, việc ép giảm giá đồng tiền là điều cuối cùng nước này cần đến. Điều này cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề cho kinh tế toàn cầu. Continue reading “Trung Quốc có nên giảm giá đồng Nhân dân tệ?”