Mỹ đã thay Pháp bước vào Chiến tranh Việt Nam như thế nào?

Trích dịch: Lê Đỗ Huy

Cuốn Kết thúc một cuộc chiến tranh: Đông Dương năm 1954 (End of a war: Indochina 1954) của Jean Lacouture và Philippe Devillers được NXB Fredrick A. Praeger (Mỹ) xuất bản năm 1969, đề cập tình hình quốc tế và Đông Dương giai đoạn Hiệp định Geneva 1954. Các tác giả, cũng là những nhà Việt Nam học nổi tiếng, phê phán các cường quốc phương Tây cố tình lập các “bức màn sắt” chia cắt các dân tộc, chia cắt thế giới, nhằm thực hiện chính sách “chia để trị” của chủ nghĩa thực dân cũ trong hoàn cảnh hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một số nội dung của cuốn sách (các đầu đề nhỏ là của người dịch). Continue reading “Mỹ đã thay Pháp bước vào Chiến tranh Việt Nam như thế nào?”

Toan tính của các cường quốc đằng sau Hiệp định Geneva 1954

Biên dịch: Lê Đỗ Huy

Sách “Những viên than hồng của cuộc chiến: Sự sụp đổ một đế quốc và sự tạo tác một Việt Nam Cộng hòa” (Embers of War: The Fall of an Empire and the Making of America’s Vietnam) được NXB Random House xuất bản năm 2012. Sách đoạt giải Pulitzer và nhiều giải thưởng khác ở phương Tây, vì các giá trị sử học và quan hệ quốc tế. Theo Nhà sách trên mạng Amazon, nhờ khai thác hồ sơ lưu trữ ngoại giao mới giải mật ở một số quốc gia, tác giả Mỹ Fredrik Logevall đã dẫn người đọc lần theo lối mòn từng dẫn hai cường quốc phương Tây lạc lối một cách bi thảm trong rừng rậm ở Đông Nam Á.

Dưới đây là trích dịch chương nói về kết quả Hội nghị Geneva của sách. Các đầu đề nhỏ là của người dịch. Continue reading “Toan tính của các cường quốc đằng sau Hiệp định Geneva 1954”

Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 1974

Nguồn: Carl O. Schuster, “Battle for Paracel Islands”, Historynet, 06/2017.

Biên dịch: Lê Đỗ Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 11/01/1974, các sĩ quan Nam Việt Nam nhận được báo cáo về những động thái của Trung Quốc trên hai hòn đảo của Nam Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hai ngày sau, Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn phái hai tàu khu trục Lý Thường Kiệt HQ-16 và Trần Khánh Dư HQ-4 tới thám sát.

HQ- 16 tới đảo Hữu Nhật (Robert Island) vào 16/1 và nhận thấy đảo này đã bị “ngư dân” Trung Quốc, từ hai thuyền đang neo tại bãi ven đảo, chiếm đóng. Chỉ huy tàu HQ – 16 lệnh cho những người Trung Quốc rời đảo và bắn thị uy để họ hiểu ý định của ông. Sau đó họ bắn và phá hủy các lá cờ Trung Quốc và một khu vực chế biến cá mà những “người đánh cá” triển khai 6 ngày trước đó. HQ – 4 tới Hoàng Sa ngày 17/1 và phái một đơn vị đặc nhiệm SEAL của Nam Việt Nam lên đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh (Money Island) gần đó để nhổ những cờ Trung Quốc. Ngày 18/1, hai tàu chiến của Nam Việt Nam đuổi một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc, buộc con tàu bị phá hủy nặng nề này phải rời vùng biển. Sau đó các tàu khu trục Trần Bình Trọng HQ-5 và tàu quét mìn Nhật Tảo HQ-10 tới Hoàng Sa. Continue reading “Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 1974”

Hiệp định 6/3/1946: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ

dienbienphu

Tác giả: Lê Đỗ Huy (trích dịch)

Theo các nhà Việt Nam học phương Tây, Hiệp định sơ bộ 6 – 3 chính là một khung pháp lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt cược uy tín của mình để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh giữa hai dân tộc Pháp – Việt. Do các thế lực đế quốc không nhìn nhận thiện chí của Việt Nam trong các văn bản pháp lý đầu tiên giữa Pháp và VNDCCH, đã đưa đến trận bão nhấn chìm hệ thống thuộc địa kiểu cũ.

Trong sách Việt Nam: Lịch sử và chiến tranh (Vietnam – Warfare and History), NXB University Press of Kentucky phát hành năm 1999, Giáo sư Spencer Tucker viết về Hiệp định sơ bộ 6-3 như sau:

Continue reading “Hiệp định 6/3/1946: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ”