01/04/1621: Hòa ước Pilgrim-Wampanoag

Nguồn: The Pilgrim-Wampanoag peace treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1621, tại thuộc địa Plymouth, ngày nay là Massachusetts, giới lãnh đạo thuộc địa, thay mặt cho Vua James I, đã quyết định thành lập một liên minh phòng thủ với Massasoit, tù trưởng của tộc Wampanoag. Thỏa thuận này, trong đó quy định cả hai bên cam kết sẽ không “làm tổn thương” nhau, là hiệp ước đầu tiên được ký giữa một bộ lạc người Mỹ bản địa và một nhóm cư dân thuộc địa. Theo nội dung của hòa ước, nếu một người Wampanoag phá vỡ nền hòa bình, anh ta sẽ bị đưa đến Plymouth để trừng phạt; ngược lại, nếu một cư dân Plymouth vi phạm thỏa thuận, anh ta cũng sẽ bị giao cho người Wampanoag. Continue reading “01/04/1621: Hòa ước Pilgrim-Wampanoag”

18/12/1620: Tàu Mayflower cập cảng Plymouth

Nguồn: Mayflower docks at Plymouth Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1620, tàu Mayflower của Anh đã neo lại tại Plymouth, Massachusetts, và các hành khách đều được chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu tại nơi ở mới của họ, Thuộc địa Plymouth (Plymouth Colony).

Câu chuyện Mayflower nổi tiếng bắt đầu vào năm 1606, khi một nhóm các nhà Thanh giáo (Puritans) với đầu óc cải cách ở Nottinghamshire, Anh, quyết định thành lập nhà thờ riêng của họ, tách biệt khỏi Giáo hội Anh quốc do nhà nước kiểm soát. Bị buộc tội phản quốc, họ phải rời khỏi đất nước và đến định cư ở Hà Lan khoan dung hơn. Sau 12 năm đấu tranh để thích nghi và sinh sống, nhóm này đã nhận được ủng hộ tài chính từ một số thương nhân ở London để thành lập một thuộc địa ở Mỹ. Ngày 06/09/1620, 102 hành khách – được đặt tên là Những người Hành hương (Pilgrims) bởi William Bradford, người sẽ trở thành thống đốc đầu tiên của Thuộc địa Plymouth – đã chen chúc trên tàu Mayflower để bắt đầu cuộc hành trình dài, đầy khó khăn để đi tìm cuộc sống mới nơi Tân Thế giới. Continue reading “18/12/1620: Tàu Mayflower cập cảng Plymouth”

Lễ Tạ ơn có lịch sử như thế nào?

Nguồn: How Thanksgiving became a secular, national holiday, The Economist, 22/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày Lễ Tạ ơn, hơn 46 triệu người Mỹ sẽ tỏa ra trên toàn đất nước để kỷ niệm ngày lễ này với gia đình và bạn bè. Sẽ có gà tây, bánh bí ngô và những lời chúc hân hoan chờ đón họ. Câu chuyện về ngày lễ này được cất giữ trong kho tàng dân gian của nước Mỹ. Vào tháng 11 năm 1620, một nhóm tín đồ Thanh giáo người Anh đã cập bến ở Cape Cod, Massachusetts, sau hai tháng lênh đênh trên chiếc thuyền Mayflower. Họ đã được giúp đỡ để vượt qua sự thiếu thốn của mùa đông đầu tiên bởi những người đa đỏ Wampanoag địa phương, những người đã cho họ lương thực cũng như những lời khuyên. Sau một vụ thu hoạch thành công vào năm kế tiếp, 50 người Thanh giáo và 90 người da đỏ đã ăn mừng với một bữa tiệc gà tây. Phần còn lại được cho là lịch sử. Nhưng lịch sử đầy những sự thật nửa vời, và Lễ Tạ ơn cũng không phải là một ngoại lệ. Cách người Mỹ ăn mừng kỳ nghỉ lễ này ngày hôm nay — như một sự kiện hàng năm mang tính thế tục – là một “phát minh” từ thế kỷ 19. Continue reading “Lễ Tạ ơn có lịch sử như thế nào?”