Covid-19 phơi bày những góc khuất của nước Mỹ

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “The Ideas That Won’t Survive the Coronavirus”, The New York Times, 10/04/2020.

Biên dịch: Nguyễn Quý Tâm

Dịch Covid-19 đang đặt dấu chấm hết cho suy nghĩ hoang đường rằng chúng ta là quốc gia vĩ đại nhất trên trái đất.

Đôi khi có người hỏi tôi cần có những phẩm chất gì để trở thành nhà văn. Tôi nói những gì bạn cần làm là đọc liên tục; bỏ hàng ngàn giờ ra ngồi viết; và phải có khả năng thích thú và chịu đựng vô số lần bị từ chối cùng sự cô lập. Hoá ra, những phẩm chất đó lại giúp tôi sống tốt trong giai đoạn dịch bệnh này.

Thực ra, việc tôi gần như đang tận hưởng quãng thời gian cách ly đã khiến tôi nhận thức rõ đặc ân mình đang có, trừ những khoảnh khắc hoang tưởng âu lo về cái chết cận kề trước mắt và nỗi tức giận trước sự bất lực của lãnh đạo đất nước. Nhờ các mẩu tin trên mạng xã hội tôi mới thấy sự tàn phá đang xảy ra ngoài kia với những người bị mất việc, lo lắng vì không thể trả tiền thuê nhà. Ngày càng xuất hiện nhiều câu chuyện đau thương liên quan tới các bác sĩ, y tá, người nhiễm Covid-19, và những người đã mất người thân vì dịch bệnh này. Continue reading “Covid-19 phơi bày những góc khuất của nước Mỹ”

Lối đi hẹp: Ranh giới mong manh giữa chuyên chế và vô chính phủ

Nguồn: Martin Wolf, “The Narrow Corridor — the fine line between despotism and anarchy”, Financial Times, 26/09/2019.

Biên dịch: Nguyễn Quý Tâm

Daron Acemoglu và James A Robinson đặt câu hỏi: Làm thế nào cân bằng giữa sự bảo vệ và nền tự do?

“Đến Đan Mạch” là cách nói ẩn dụ phổ biến về công cuộc biến các quốc gia trở thành những xã hội thịnh vượng, ổn định, được quản trị tốt, thượng tôn luật pháp, dân chủ và tự do. Trong cuốn sách mới nhất, Daron Acemoglu của MIT và James Robinson của Đại học Chicago, đồng tác giả của cuốn “Tại sao các Quốc gia Thất bại” nổi tiếng, tiếp tục đề ra khuôn khổ giải đáp câu hỏi làm thế nào đạt được sự biến đổi trên. Theo họ, câu trả lời đơn giản là: khó. Câu trả lời sâu hơn là: “nền tự do xuất phát từ sự cân bằng tinh tế giữa quyền lực nhà nước và xã hội”.

Nền tự do không phải do nhà nước ban phát, cũng không phải giành được từ sự cưỡng ép của nhà nước. Nó là sản phẩm của sự tranh đua và hợp tác giữa nhà nước và xã hội. Nói theo nhà văn Lewis Carroll (tác giả cuốn Alice ở Xứ thần tiên), các tác giả mô tả mối quan hệ này như là cuộc đua “Nữ hoàng Đỏ”, trong đó, nhà nước và xã hội phải chạy cùng tốc độ nếu muốn duy trì vị trí của mình. Continue reading “Lối đi hẹp: Ranh giới mong manh giữa chuyên chế và vô chính phủ”

‘Kẻ cắp gặp bà già’: Tại sao Trung Quốc đáng gặp phải Donald Trump?

Tác giả: Thomas L. Friedman “China Deserves Donald Trump”, The New York Times, 21/05/2019.

Biên dịch: Nguyễn Quý Tâm

Một anh bạn doanh nhân Mỹ làm việc ở Trung Quốc gần đây nói với tôi rằng nước Mỹ không đáng phải có một tổng thống như Donald Trump, nhưng ông ta chính xác là vị tổng thống Mỹ mà Trung Quốc đáng phải đối đầu.

Nhận thức bản năng của Trump cho rằng Mỹ cần phải cân bằng lại quan hệ thương mại với Bắc Kinh, trước khi Trung Quốc trở nên quá mạnh để có thể thỏa hiệp, là chính xác. Và phải cần tới kẻ chuyên phá huỷ như Trump thì mới buộc được Trung Quốc phải chú ý. Đến lúc này khi chuyện đang xảy ra, cả hai bên cần phải nhận ra thời điểm hiện tại quan trọng đến mức nào.

Sự mở cửa ban đầu giữa Mỹ và Trung Quốc hồi thập niên 1970 đã giúp khôi phục quan hệ thương mại song phương, lúc đó vẫn còn rất hạn chế. Việc chúng ta để Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 đã giúp Trung Quốc trở thành cường quốc thương mại trong khuôn khổ những qui định vốn mang lại cho Trung Quốc nhiều ưu đãi trên danh nghĩa một nước đang phát triển. Continue reading “‘Kẻ cắp gặp bà già’: Tại sao Trung Quốc đáng gặp phải Donald Trump?”