Chính sách một con dẫn tới chênh lệch giới tính ở Trung Quốc?

t1larg.swim.afp.gi

Nguồn: Elizabeth J.Remick & Charis Loh, “Don’t blame China’s skewed sex ratio on the one child policy”, East Asia Forum, 25/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong thập niên vừa qua, tình trạng mất cân bằng giới tính trầm trọng ở Trung Quốc đã lên tới mức đáng báo động: việc hàng triệu đàn ông Trung Quốc buộc phải sống độc thân do thiếu nữ giới trong độ tuổi kết hôn đã gây ra rất nhiều hệ lụy xã hội. Quan niệm truyền thống là việc tỉ lệ giới tính chênh lệch này – một tỉ lệ giới tính khi sinh cao hơn rất nhiều so với mức tự nhiên là 105 nam trên 100 nữ – được gây ra duy nhất bởi chính sách một con của Trung Quốc. Do văn hóa truyền thống khiến các bậc cha mẹ ưa thích có con trai, nên nếu như chỉ có thể có một đứa con, đứa bé đó tốt nhất nên là con trai. Việc tỷ lệ giới tính bắt đầu chênh lệch từ khoảng năm 1985, chừng 5 năm sau khi chính sách kế hoạch hóa gia đình mới được thực thi, dường như đủ là minh chứng cho điều đó. Một kết luận logic được đặt ra là việc xóa bỏ chính sách này sẽ giải quyết được vấn đề mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc. Continue reading “Chính sách một con dẫn tới chênh lệch giới tính ở Trung Quốc?”

Tác hại của quá trình phi công nghiệp hóa sớm

5v7fb9jb-1369273637

Nguồn: Dani Rodrik, “The Perils of Premature Deindustrialization,” Project Syndicate, 11/10/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hầu hết các nền kinh tế phát triển hiện nay đều phát triển từ con đường công nghiệp hóa quen thuộc. Sự tiến bộ của các ngành công nghiệp chế tạo  – ví dụ như dệt may, thép, sản xuất ô tô  – đã nổi lên từ tàn dư của những ngành nghề truyền thống và hệ thống phường hội, chuyển đổi những xã hội nông nghiệp sang thành thị. Nông dân trở thành công nhân nhà máy, một quá trình tạo cơ sở cho không chỉ sự gia tăng chưa từng có về năng lực sản xuất kinh tế, mà còn cho một cuộc cách mạng lớn trong các tổ chức xã hội và chính trị. Phong trào lao động đã dẫn tới chính trị quần chúng, và cuối cùng là dân chủ chính trị.

Theo thời gian, ngành công nghiệp chế tạo nhượng lại vị thế cho ngành dịch vụ. Ở Anh, nơi ra đời cuộc Cách mạng công nghiệp, số nhân công trong lĩnh vực chế tạo đạt mức cao nhất 45% trước Thế chiến I, sau đó giảm xuống còn khoảng 30% và duy trì cho đến đầu những năm 1970 trước khi giảm mạnh. Ngành chế tạo hiện chiếm chưa đến 10% lực lượng lao động. Continue reading “Tác hại của quá trình phi công nghiệp hóa sớm”