Đối lập yếu: Căn bệnh ung thư của chính trị Nhật

japan-politics

Nguồn: Gerald Curtis, “Weak opposition is a cancer in Japan’s political system”, East Asia Forum, 18/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Dương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần 40 năm kể từ năm 1955, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã thống trị hệ thống đa đảng của Nhật Bản. Các đảng đối lập đã không thể thách thức thành công sự thống trị của LDP ở cấp quốc gia, nhưng các đảng này có tác động quan trọng đối với chính sách và hoạt động chính trị. Nhật Bản có một đảng thống  trị chứ không phải là một hệ thống độc đảng.

Phe đối lập đủ mạnh để ngăn chặn việc thông qua nhiều chính sách mà LDP đã đấu tranh quyết liệt – như sửa đổi hiến pháp, hỗ trợ tài chính của chính phủ cho đền thờ Yasukuni gây tranh cãi, và đưa giáo dục đạo đức thời tiền Thế chiến II quay trở lại. Sự ủng hộ rộng rãi của người dân đối với lập trường của Đảng Xã hội Nhật Bản (JSP) về  vấn đề tái vũ trang và bảo vệ các quyền tự do được ghi trong hiến pháp không cho phép LDP thực hiện được các chính sách quan trọng mà đảng này đưa ra trong cương lĩnh ban đầu của đảng vào năm 1955. Continue reading “Đối lập yếu: Căn bệnh ung thư của chính trị Nhật”

Tại sao nền dân chủ cần các chuyên gia uy tín?

science

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “Why Democracy Requires Trusted Experts”, Project Syndicate, 01/08/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, tôi đã viết một bài bình luận về vấn đề tại sao các cử tri ở Anh Quốc ủng hộ việc rời khỏi Liên minh Châu Âu, bất chấp sức mạnh áp đảo của ý kiến chuyên gia cảnh báo về các chi phí kinh tế lớn gây ra bởi Brexit. Tôi đã quan sát thấy rất nhiều cử tri ở Anh và nhiều nơi khác tức giận với các chuyên gia kinh tế. Họ cho rằng các chuyên gia đã không lường trước được khủng hoảng tài chính năm 2008, đặt hiệu quả lên hàng đầu trong việc tư vấn chính sách của họ, và mù quáng cho rằng những người chịu thua thiệt từ các kiến nghị chính sách của họ có thể được đền bù bằng cách này hay cách khác. Tôi cho rằng các nhà chuyên gia nên khiêm tốn và lưu tâm hơn đối với các vấn đề phân phối thu nhập. Continue reading “Tại sao nền dân chủ cần các chuyên gia uy tín?”

Tương lai NATO hậu Brexit

nato2016

Nguồn: Bogdan Klich, “NATO after Brexit”, Project Syndicate, 28/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hội nghị Thượng đỉnh NATO vào tháng 7/2016 tại Warsaw diễn ra vào thời điểm sau khi Anh bỏ phiếu chọn rời Liên minh châu Âu (EU), và phương Tây đang đối mặt với mối đe dọa chưa từng có đối với khối liên minh này trong vòng 7 thập niên qua. Lịch sử đã chứng minh, cách đối phó tốt nhất với mối đe dọa này là tăng cường sự thống nhất. Và điều đó đồng nghĩa với việc cần nhiều chất NATO hơn nữa.

Trong cuộc họp tại London năm 2008, các bộ trưởng quốc phòng của các thành viên NATO đã đồng ý bắt đầu cuộc tranh luận về việc tăng cường năng lực phòng thủ và răn đe chung của khối Liên minh. Hai năm sau tại Lisbon, NATO đã thông qua Khái niệm Chiến lược mới, theo đó nhiệm vụ cốt lõi hàng đầu của Liên minh là các thành viên có nghĩa vụ tăng cường và củng cố khả năng phòng thủ tập thể. Continue reading “Tương lai NATO hậu Brexit”

Sergei Shoigu: Bậc thầy của những tình huống khẩn cấp 

20151107_EUP004_1

Nguồn:Master of emergencies”, The Economist, 07/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Thùy Dương

Vị Bộ trưởng Quốc phòng có uy tín là người duy nhất phục vụ cho mọi chính phủ Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Sergei Shoigu có thể trở thành vị tổng thống tiếp theo.

Vào ngày sinh nhật của Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã tặng cho Putin một món quà: đó là báo cáo mới nhất về tình hình chiến dịch quân sự của Nga ở Syria. Báo cáo gồm thông tin về việc tên lửa hành trình phóng đi từ biển Caspi đã đâm trúng các mục tiêu cách xa gần 1.500 km. Tổng thống Putin hài lòng phụ họa “Chúng ta đều biết các hoạt động quân sự như vậy phức tạp đến nhường nào”. Tối hôm đó, tổng thống Nga và ngài bộ trưởng quốc phòng đã ăn mừng bằng việc chơi một ván khúc côn cầu trên băng cùng với câu lạc bộ nghiệp dư của hai người. Tổng thống Putin ghi được 7 bàn thắng và bộ trưởng Shoigu cũng ghi thêm được 1 bàn. Đội của họ đã giành thắng lợi dễ dàng. Continue reading “Sergei Shoigu: Bậc thầy của những tình huống khẩn cấp “

Cách làm cho thượng đỉnh Nhật-Trung-Hàn có ý nghĩa

6903770-3x2-940x627

Nguồn:  Emanuel Pastreich,   “Making East Asia Summits MeaningfulThe Diplomat, 18/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Thùy Dương

Dỡ bỏ những cản trở ngoại giao ra khỏi các sự kiện có thể tạo ra những cơ hội bất ngờ.

Hội nghị thượng đỉnh ba bên với sự tham gia của  Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản gần đây đã diễn ra thành công tốt đẹp. Lãnh đạo ba cường quốc kinh tế khu vực không chỉ ngồi lại thảo luận nghiêm túc, mà còn nhất trí tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khác trong năm tới, có thể sẽ diễn ra ở Tokyo vào tháng 5.

Có rất nhiều vấn đề quan trọng trên thế giới cần tới sự hợp tác của ba cường quốc này, từ thương mại và đầu tư cho tới chương trình hạt nhân của Triều Tiên và biến đổi khí hậu. Chúng ta cần đảm bảo hội nghị thượng đỉnh ba bên này được duy trì “bền vững” trong tương lai và được tổ chức thường xuyên bất chấp sự khác biệt về quan điểm. Continue reading “Cách làm cho thượng đỉnh Nhật-Trung-Hàn có ý nghĩa”

Tại sao EU o bế Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan?

20151010_BLP512

Nguồn: Europe pays homage to Erdogan“, The Economist, 16/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương

Vào thời hoàng kim của đế chế Ottoman, các sứ thần nước ngoài muốn được hưởng đặc ân đều đổ xô tới cung điện vua Ottoman, mang theo những lễ vật cống nạp hậu hĩnh và không tiếc lời ngợi ca nhà vua. Ngày nay các nhà lãnh đạo châu Âu cũng rơi vào tình cảnh tương tự, do tình thế cấp bách trước lượng người nhập cư ồ ạt tràn vào châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ mùa hè năm nay. Những đề nghị họ đưa ra tuần này với Recep Tayyip Erdogan, vị tổng thống ngày càng trở nên độc tài của Thổ Nhĩ Kỳ, tuy không hào nhoáng như những viên đá quý hay những tấm vải thêu, nhưng cũng không hề kém phần giá trị. Continue reading “Tại sao EU o bế Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan?”

Vì sao nhà nước Somaliland chưa được công nhận?

20151031_BLP515

Nguồn:Why Somaliland is not a recognised state”, The Economist, 01/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Somaliland, một dải đất hẹp có người Somali sinh sống nằm ở bờ nam của vịnh Aden, sở hữu gần như đầy đủ mọi yếu tố để trở thành một quốc gia. Somaliland dùng đồng tiền riêng, có bộ máy hành chính tương đối hiệu quả và một lực lượng quân đội và cảnh sát được đào tạo bài bản. Chính phủ Somaliland đặt tại thủ đô Hargeisa, duy trì một mức độ kiểm soát đáng kể trên lãnh thổ của mình. Nhìn chung, đây là đất nước hòa bình, trái ngược hoàn toàn với Somali ở phía nam – nơi mà các cuộc đánh bom và một vụ bạo loạn cuối tuần qua tại một khách sạn nổi tiếng ở thủ đô nước này đã cướp đi sinh mạng ít nhất 14 người.

Somaliland tham gia các thỏa thuận pháp lý (ví dụ như ký các giấy phép thăm dò dầu khí với các tập đoàn nước ngoài) và tham gia vào các hoạt động ngoại giao với Liên Hợp Quốc, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh châu Âu và các quốc gia như Anh, Mỹ và Đan Mạch. Nhưng kể từ khi tuyên bố độc lập năm 1991, đất nước này vẫn chưa nhận được sự công nhận chính thức từ bất cứ một chính phủ nước ngoài nào. Đối với thế giới bên ngoài, Somaliland vẫn chỉ là một vùng tự trị của Somali, chịu sự quản lý của chính phủ liên bang Somali ở thủ đô Mogadishu. Tại sao Somaliland vẫn chưa phải là một nhà nước? Continue reading “Vì sao nhà nước Somaliland chưa được công nhận?”

Thượng đỉnh Mã – Tập: Biểu tượng chứ không thực chất

8EF99ECC-06EA-4187-9195

Nguồn: Christopher Bodeen, “Historic China-Taiwan meeting about symbolism, not substance”, AP, 6/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương

Cuộc gặp mặt đầu tiên giữa chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Đài Loan diễn ra hôm thứ Bảy đặt ra một thách thức lớn: Làm thế nào họ có thể đảm bảo vị trí của sự kiện này trong lịch sử khi không có gì thực chất diễn ra?

Không có bất cứ thỏa thuận hay tuyên bố chung nào được đưa ra và chỉ có một chương trình nghị sự mơ hồ được phác thảo; một sự phản ánh tính nhạy cảm ghê gớm xung quanh sự kiện này, đặc biệt là phía Đài Loan rất thận trọng với kế hoạch thống nhất của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, tính biểu tượng của khoảnh khắc gặp gỡ giữa hai bên là không thể phủ nhận, nhấn mạnh vào tính nghi thức, bầu không khí và cách nhìn nhận từ bên ngoài. Continue reading “Thượng đỉnh Mã – Tập: Biểu tượng chứ không thực chất”

Cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo: Putin liều, Obama do dự

20151003_LDP002_0

Nguồn:Putin dares, Obama dithers“, The Economist, 03/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mối nguy hiểm của việc Nga can thiệp ở Syria và sự dè chừng của Mỹ tại Afghanistan.

Nếu chỉ nghe những lời từ phía tổng thống Vladimir Putin thì Nga đã trở thành lãnh đạo cuộc chiến toàn cầu mới chống lại chủ nghĩa khủng bố. Trái lại, Barack Obama dường như ngày càng tỏ ra mệt mỏi với các cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo mà Mỹ đã chiến đấu hơn một thập niên qua. Vào ngày 30 tháng 9, các máy bay phản lực Nga bắt đầu tiếp sức cho lực lượng quân đội đang bị bao vây của tổng thống Bashar al-Assad. Nga đang thiết lập một mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo với Iraq và Iran. Giáo hội Chính thống giáo Nga thì đang nói về một cuộc thánh chiến. Lời tuyên bố chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo (IS) của Putin cho đến giờ vẫn còn đáng nghi ngờ. Bằng chứng của việc Nga ném bom trong ngày đầu tiên là việc nước này đã tấn công các lực lượng nổi loạn Sunni khác, bao gồm một số do Mỹ hậu thuẫn. Ngay cả khi Trung Đông là một sân khấu chính trị thì Nga vẫn đang thể hiện động thái táo bạo nhất của đất nước này tại đây, vốn từ trước đến nay là địa bàn của Mỹ, kể từ khi Liên Xô bị hất cẳng khỏi khu vực này vào thập niên 1970. Continue reading “Cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo: Putin liều, Obama do dự”