Mối liên hệ giữa lệnh trừng phạt Nga và chính sách tiền tệ kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: “The connection between Russian sanctions and bizarre Turkish monetary policy”, The Economist, 27/8/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Tiền của Nga có công dụng vượt ra ngoài những mục đích thông thường.

Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang xa lánh Nga, có một quốc gia lại đang xích lại gần nước này, đó chính là Thổ Nhĩ Kỳ. Khách du lịch và người di cư Nga đang đổ về Istanbul và các khu nghỉ dưỡng ven biển của đất nước này, mua vào hàng nghìn bất động sản. Nga đang tài trợ cho một nhà máy hạt nhân trị giá 20 tỷ USD ở Akkuyu, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi nhiều quốc gia đã cắt giảm xuất khẩu sang Nga kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga lại tăng tới 60%. Các công ty phương Tây bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt dường như cũng đang sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ làm một cửa ngõ chiến lược để xuất hàng hóa sang Nga. Continue reading “Mối liên hệ giữa lệnh trừng phạt Nga và chính sách tiền tệ kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ”

Erdoğan là một đồng minh khó chịu nhưng lại không thể thiếu

Nguồn: Gideon Rachman, “Erdoğan is an infuriating but indispensable ally”, Financial Times, 04/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang ‘tống tiền’ các thành viên khác của NATO, nhưng ông ta cũng có những điểm yếu của riêng mình.

Tại sao không loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO? Điều đó nghe như một ý tưởng tuyệt vời – nhất là khi chúng ta đã uống vài ly sau cuộc hội nghị thượng đỉnh.

Không nghi ngờ gì, Recep Tayyip Erdoğan là một đồng minh khó chịu. Sau khi từ bỏ việc phản đối Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO vào tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã ngay lập tức tạo ra vấn đề mới – bóng gió rằng Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không phê chuẩn thỏa thuận, trừ khi Thụy Điển đồng ý dẫn độ 73 người mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc là khủng bố. Continue reading “Erdoğan là một đồng minh khó chịu nhưng lại không thể thiếu”

Doanh số của nhà thầu quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh tại châu Á

Nguồn: Sinan Tavsan, “Turkish defense contractors enjoy sales bonanza in Asia,” Nikkei Asia, 03/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhu cầu đang tăng cao đối với máy bay không người lái, trực thăng, và tàu hộ tống giá rẻ nhưng đã được thử nghiệm tại chiến trường.

Một tập tài liệu dày cộp đã được chuyền tay trong nhóm các quan chức đang xếp hàng trên thảm đỏ tại Căn cứ Không quân Đại tá Jesus Villamor ở Manila.

Bên trong nhà chứa là hai chiếc trực thăng tấn công T-129 được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chúng sẽ được sử dụng để chống lại kẻ thù của nhà nước – những kẻ khủng bố đang cố gắng phá hủy đất nước chúng ta,” Delfin Lorenzana, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, phát biểu tại buổi lễ bàn giao ngày 06/04. Continue reading “Doanh số của nhà thầu quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh tại châu Á”

Máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ được săn đón ở châu Á

Nguồn: Sinan Tavsan, Turkish drone success in Ukraine sets stage for Asia roadshow, Nikkei Asia, 08/03/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các công ty sản xuất máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy khách hàng tiềm năng ở Nhật Bản, Indonesia, và Malaysia.

Một chú vượn cáo mới chào đời tại vườn thú Kiev ở thủ đô Ukraine đã được đặt tên là “Bayraktar,” theo thông báo trong một bài đăng trên Telegram vào thứ Sáu của Thị trưởng Vitali Klitschko, một nhà cựu vô địch quyền anh hạng nặng.

Chú vượn cáo đuôi vằn này được đặt theo tên một chiếc máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, thứ mà một lần nữa được chú ý trên toàn cầu vì thành công trên chiến trường. Giống như ở Azerbaijan, Syria, và Libya, những đoạn video cho thấy Bayraktar TB-2 hạ gục xe tăng, xe bọc thép, và hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không của Nga đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Continue reading “Máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ được săn đón ở châu Á”

Thế lưỡng nan của Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Ukraine

Nguồn: “Türkei und Russland: Erdogans Ukraine-Dilemma”, WELT, 29/01/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong vấn đề Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phía NATO. Thổ cảnh báo về nguy cơ một cuộc xâm lược của Nga, cung cấp vũ khí cho Kiev và kiểm soát lối vào duy nhất tới Biển Đen. Nhưng nếu xảy ra chiến tranh, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rơi vào tình thế khó xử. Moscow có trong tay những đòn bẩy mạnh mẽ để đáp trả Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ muốn đứng ra làm trung gian hòa giải giữa hai nước. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuần trước đã nói :”Chúng tôi hy vọng sẽ đưa được hại vị này (Vladimir) Putin và (Volodymyr) Zelensky gặp nhau càng sớm càng tốt”. Cả Ukraine và Nga đều có phản ứng tích cực về khả năng hòa giải của Thổ Nhĩ Kỳ, theo các phương tiện truyền thông và trích dẫn lời giới chức ngoại giao. Continue reading “Thế lưỡng nan của Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Ukraine”

Hy Lạp: Đồng minh mới của Mỹ ở Địa Trung Hải

Nguồn: Griechenland: Der neue US-Verbündete im Mittelmeer”, WELT, 13/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong một thời gian dài, Mỹ đã dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ để thúc đẩy các lợi ích của mình trong khu vực. Nhưng vì chính sách khôn lường của Erdogan, Washington đang tìm kiếm các giải pháp thay thế  và đang chuyển hướng sang Hy Lạp. Điều đó có thể gây ra hậu quả cho toàn bộ khu vực Địa Trung Hải.

USS Eisenhower là một tàu chiến quan trọng của Mỹ. Chính nhờ con tầu này mà máy bay phản lực của Mỹ đã cất cánh trong cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố IS, nó đã hoạt động trong cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh và hỗ trợ nhiệm vụ tác chiến ở Afghanistan. Tháng 3 vừa qua, con tầu này đi vào Địa Trung Hải và lên đường đến đảo Creta của Hy Lạp. Continue reading “Hy Lạp: Đồng minh mới của Mỹ ở Địa Trung Hải”

21/02/1918: Quân Đồng minh Hiệp ước đánh chiếm Jericho

Nguồn: Allied troops capture Jericho, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày này năm 1918, lực lượng Đồng minh Hiệp ước gồm lục quân Anh và kỵ binh Úc đã chiếm được thành phố Jericho ở Palestine sau trận chiến kéo dài ba ngày với quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Được chỉ huy bởi Tướng Anh Edmund Allenby, quân Hiệp ước bắt đầu cuộc tấn công vào thứ Ba, ngày 19/02, ở ngoại ô Jerusalem. Mặc dù chiến đấu với điều kiện thời tiết bất lợi và phải đối đầu với kẻ thù là người Thổ đầy quyết tâm, họ vẫn có thể di chuyển gần 20 dặm về phía Jericho chỉ trong vòng ba ngày. Continue reading “21/02/1918: Quân Đồng minh Hiệp ước đánh chiếm Jericho”

01/10/1918: “Lawrence xứ Ả Rập” chiếm Damascus

Nguồn: Lawrence of Arabia captures Damascus, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, liên quân Anh-Ả Rập đã chiếm được Damascus từ tay người Thổ Nhĩ Kỳ, hoàn thành việc giải phóng bán đảo Arabia trong Thế chiến I. Vị chỉ huy quan trọng của phe Hiệp ước là T.E. Lawrence, người lính Anh huyền thoại, thường được biết đến với tên gọi “Lawrence xứ Ả Rập” (Lawrence of Arabia).

Lawrence – một người gốc Ả Rập sinh ra ở Tremadoc, xứ Wales, sau đó theo học tại trường Oxford – bắt đầu làm việc cho quân đội Anh với tư cách là sĩ quan tình báo ở Ai Cập kể từ năm 1914. Ông đã dành hơn một năm ở Cairo để xử lý các thông tin tình báo. Năm 1916, ông tháp tùng một nhà ngoại giao Anh tới Arabia, nơi Hussein bin Ali, tiểu vương Mecca, phát động cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Lawrence thuyết phục cấp trên của mình hỗ trợ cho phong trào của Hussein và đã được cử tham gia quân của Faisal, con trai Hussein, với tư cách là một sĩ quan liên lạc. Continue reading “01/10/1918: “Lawrence xứ Ả Rập” chiếm Damascus”

Tại sao xung đột tái bùng phát giữa Armenia và Azerbaijan?

Nguồn: Armenia and Azerbaijan fight over Nagorno-Karabakh again”, The Economist, 28/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Armenia và Azerbaijan đang đứng trên bờ vực chiến tranh vào ngày 28 tháng 9 khi các cuộc đụng độ chết người tiếp tục xảy ra tại tỉnh tranh chấp Nagorno-Karabakh một ngày trước đó. Hàng chục người đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh vốn bao gồm các cuộc tấn công bằng pháo binh và không quân. Sự kiện này đánh dấu việc hai nước đối đầu nhau lần thứ hai trong vòng chưa đầy ba tháng.

Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau về vụ bạo lực, đánh thức ký ức về một cuộc chiến tàn phá khu vực trong thời kỳ Liên Xô sụp đổ và giờ đây có nguy cơ kéo theo hai cường quốc bên ngoài là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Bộ ngoại giao Armenia đã công bố đoạn phim quay cảnh xe tăng bị lửa thiêu rụi và cho biết họ đã bắn rơi một máy bay trực thăng của Azerbaijan. Azerbaijan tuyên bố đã chiếm được một số ngôi làng ở Nagorno-Karabakh. Cả hai nước đã tuyên bố thiết quân luật và tổng động viên quân đội. Continue reading “Tại sao xung đột tái bùng phát giữa Armenia và Azerbaijan?”

Đằng sau sự hình thành các liên minh đối địch trong thế giới Hồi giáo

Nguồn: Jonathan Spyer, “Turkey, Pakistan, Malaysia and Qatar form troubling new alliance”, The Jerusalem Post, 27/05/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Nhà truyền giáo đạo Hồi dòng Salafi người Ấn Độ hiện đang bị truy nã Zakir Naik gần như không được biết đến ở phương Tây. Naik, người sáng lập Quỹ Nghiên cứu Hồi giáo hiện đặt trụ sở tại Mumbai, đang bị chính quyền Ấn Độ truy nã vì tội rửa tiền và sử dụng ngôn ngữ thù địch nhằm gây kích động.

Naik là một nhà truyền giáo đạo Hồi có tiếng ở quê hương mình. Ông được coi là người theo đạo Salafi có ảnh hưởng nhất ở Ấn Độ và là “tín đồ phúc âm Salafi hàng đầu thế giới”. Quan điểm của ông về các chủ đề như đồng tính luyến ái, bội giáo hay về người Do Thái đều có nhiều ảnh hưởng (hai loại “tội” đầu đáng chịu án tử hình còn người Do Thái thì theo ông đang “kiểm soát nước Mỹ”). Continue reading “Đằng sau sự hình thành các liên minh đối địch trong thế giới Hồi giáo”

10/03/1917: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sơ tán khỏi Baghdad

Nguồn: Turkish troops begin evacuation of Baghdad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, chưa đầy hai tuần sau khi chiếm lại được thành phố chiến lược Kut-al-Amara trên sông Tigris vùng Lưỡng Hà, quân Anh dưới quyền chỉ huy của Sir Frederick Stanley Maude đã tấn công luôn Baghdad, khiến các đối thủ người Thổ Nhĩ Kỳ của họ buộc phải bắt đầu di tản toàn bộ khỏi thành phố.

Ngay sau khi được trao quyền kiểm soát các chiến dịch quân sự ở Lưỡng Hà vào mùa hè năm 1916, Maude bắt đầu tái cấu trúc và bổ sung quân để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới. Mục tiêu trung tâm của chiến dịch sẽ là thành phố Kut, nơi đã bị Thổ Nhĩ Kỳ tước khỏi tay 10.000 lính Anh và Ấn Độ dưới sự chỉ huy của Sir Charles Townshend vào tháng 04/1916, một thất bại thảm hại cho các hoạt động của quân Hiệp ước trong khu vực. Continue reading “10/03/1917: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sơ tán khỏi Baghdad”

Thế giới hôm nay: 31/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tăng trưởng kinh tế Mỹ chững lại trong quý thứ ba, giảm xuống mức tính theo năm là 1,9%. Con số này tốt hơn một số dự đoán, nhưng thấp hơn so với hai quý đầu năm 2019. Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và nền kinh tế thế giới gặp khó khăn được xem là nguyên nhân gây ra sự giảm tốc. Tuy nhiên, chi tiêu tiêu dùng vẫn ở mức tốt.

Khi công bố thu nhập quý thứ ba của mình, Airbus, gã khổng lồ ngành hàng không – vũ trụ châu Âu, cảnh báo rằng họ sẽ phải “thích ứng” các hoạt động của mình tại Anh, nơi họ thuê 14.000 nhân công, để phù hợp với Brexit. Trong khi đó, một báo cáo từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Quốc gia cho thấy nếu Anh thực hiện theo thỏa thuận Brexit mới được chính phủ đàm phán thì sẽ bị thiệt hại 70 tỷ bảng so với khi ở lại EU. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/10/2019”

Thế giới hôm nay: 22/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba nhà phân phối và một nhà sản xuất thuốc, dự kiến phải ra tòa vào thứ Hai vừa rồi về vai trò của họ trong cuộc khủng hoảng opioid ở Mỹ, đã đạt được một thỏa thuận trị giá 260 triệu đô la với hai hạt ở Ohio. Những người khổng lồ bao gồm Teva và McKesson đã đồng ý bồi thường cho các chương trình phục hồi opioid. Trong khi đó chuỗi nhà thuốc Walgreen vẫn chưa tìm ra cách giải quyết. Hiện các vụ kiện do hơn 2.000 nguyên đơn khác chống lại các công ty dược phẩm trên khắp nước Mỹ đang chờ được xử lý.

Liên minh cầm quyền Lebanon đã thống nhất về một gói cải cách kinh tế trong nỗ lực chấm dứt 5 ngày biểu tình chống chính phủ. Những cải cách bao gồm cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống mức “gần bằng 0”, giảm lương các chính trị gia và tư nhân hóa ngành công nghiệp viễn thông. Các gia đình nghèo cũng sẽ nhận được hỗ trợ tài chính. Các biện pháp có thể giúp mở ra cơ hội nhận 11 tỷ đô la viện trợ nước ngoài. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/10/2019”

Thế giới hôm nay: 18/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đạt được thỏa thuận Brexit mới với EU. Jean-Claude Juncker, chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã gọi thỏa thuận này là “hợp lý và cân bằng”. Quốc hội Anh sẽ bỏ phiếu về thỏa thuận này vào thứ Bảy, nhưng việc phê chuẩn sẽ khó xảy ra nếu không có sự hỗ trợ của Đảng Liên minh Dân chủ Bắc Ireland. Đảng này phản đối thỏa thuận mới, mà nếu có hiệu lực sẽ lập biên giới hải quan trên biển Ireland nhằm tránh một biên giới cứng trên đất liền Ireland.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nói ông Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đã đồng ý ngừng cuộc tấn công ở miền bắc Syria. Sau cuộc họp kéo dài năm giờ với ông Erdogan ở Ankara, ông Pence cho biết lệnh ngừng bắn kéo dài 120 giờ sẽ cho phép các chiến binh người Kurd rời khỏi khu vực. Sau đó, lệnh ngừng bắn sẽ trở thành vĩnh viễn. Đổi lại, Tổng thống Donald Trump sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt tiếp theo lên Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/10/2019”

Thế giới hôm nay: 16/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, chủ yếu do cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ. Quỹ này cho rằng GDP thế giới sẽ chỉ tăng 3% trong năm 2019, thấp hơn 0.3 điểm phần trăm so với dự báo của sáu tháng trước. Điều này sẽ biến năm nay trở thành năm có tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất kể từ 2009.

Nga đã triển khai quân đội trên phần lãnh thổ bắc Syria mà người Mỹ vừa rút đi và mô tả cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ là “không thể chấp nhận được”. Kể từ khi lực lượng người Kurd thoản thuận khẩn cấp với chế độ Syria để ngăn Thổ Nhĩ Kỳ tấn công, quân đội Syria đã thiết lập sự hiện diện ở một số thị trấn phía bắc từng được kiểm soát bởi lực lượng người Kurd do Mỹ hậu thuẫn. Hàng trăm ngàn người Kurd được cho là đã mất nhà cửa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/10/2019”

Thế giới hôm nay: 15/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Những người ủng hộ nền độc lập của Catalan đã đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở Barcelona sau khi chín lãnh đạo ly khai bị Tòa Tối cao Tây Ban Nha tuyên án tù vì tổ chức trưng cầu dân ý bất hợp pháp vào năm 2017. Thời hạn của các bản án đã làm phẫn nộ nhiều người Catalan; Oriol Junqueras, cựu phó thủ hiến Catalonia và là bị cáo cấp cao nhất, bị tuyên 13 năm.

Sau 11 ngày biểu tình bạo lực và phong tỏa đường phố, chính phủ Ecuador và các nhà lãnh đạo người bản địa đã đạt thỏa thuận rút sắc lệnh loại bỏ trợ cấp nhiên liệu. Tổng thống Lenín Moreno cho biết các khoản trợ cấp khiến nhà nước phải trả 1,3 tỷ đô la mỗi năm và loại bỏ chúng sẽ giúp đáp ứng các điều kiện cho một khoản vay của IMF. Chính phủ cho biết sẽ tìm cách khác để tiết kiệm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/10/2019”

Thế giới hôm nay: 14/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hagibis, cơn bão tồi tệ nhất trong hơn sáu thập kỷ đổ bộ vào Nhật Bản, đã làm thiệt mạng ít nhất 26 người và gây tê liệt Tokyo một thời gian ngắn. Chính phủ Nhật Bản đã triển khai hàng chục ngàn binh sĩ và nhân viên cứu hộ để chống lại lũ lụt và giúp đỡ những người mắc kẹt do nước dâng cao. Nhiều trận đấu của giải World Cup Rugby và các cuộc đua Công thức 1 Grand Prix đã bị hủy do thời tiết xấu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói chiến dịch quân sự của nước ông vào Syria được lên kế hoạch để xâm nhập khoảng 30km vào lãnh thổ Syria do người Kurd kiểm soát. Ông tuyên bố cuộc xâm lược đã giết chết 440 chiến binh người Kurd, bên từng là đồng minh chính của Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS. Cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh rút các lực lượng Mỹ khỏi miền bắc Syria vào tuần trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/10/2019”

Thế giới hôm nay: 10/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vùng đông bắc Syria, ngay sau động thái rút quân bị chỉ trích của Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu thiết lập một “khu vực an toàn” ở phía bên kia biên giới với Syria, xóa sạch những gì họ gọi là những tay khủng bố Nhà nước Hồi giáo và phiến quân người Kurd. Tuy nhiên, Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo đã chiến đấu chống IS với sự hỗ trợ của Mỹ. Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này đi “quá xa”.

Trong khi người Do Thái ăn mừng lễ Yom Kippur, một kẻ tấn công đã bắn và giết ít nhất hai người gần một giáo đường Do Thái giáo ở thành phố Halle, miền đông nước Đức. Cảnh sát đã phong tỏa trung tâm thành phố và bắt giữ một người được cho là đã xúc phạm người Do Thái và người nước ngoài trong một video mà anh ta thực hiện để miêu tả cơn giận dữ của mình. Các công tố viên liên bang đã tiếp quản cuộc điều tra với lý do an ninh quốc gia. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/10/2019”

Thế giới hôm nay: 08/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà Trắng sẽ rút quân khỏi miền bắc Syria, mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ đẩy lui các đồng minh người Kurd của Mỹ khỏi khu vực. Người Kurd vốn có vai trò quan trọng trong việc đánh bại Nhà nước Hồi giáo ở Syria. Nhưng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ coi họ là những kẻ khủng bố. Tổng thống Donald Trump đã hứa sẽ “hủy diệt và xóa sổ” nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu chính phủ này làm bất cứ điều gì được coi là “vượt quá giới hạn”.

Một thẩm phán liên bang đã bác bỏ đơn kiện của Donald Trump trong nỗ lực chặn quyền truy cập vào dữ liệu hoàn thuế của ông. Quyết định này sẽ mở đường cho công tố viên trưởng quận Manhattan ra trát yêu cầu dữ liệu tám năm thuế cá nhân và doanh nghiệp của Tổng thống, như một phần của cuộc điều tra về các khoản thanh toán cho ngôi sao khiêu dâm Stormy Daniels. Các luật sư của ông Trump dự kiến sẽ kháng cáo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/10/2019”

Thế giới hôm nay: 16/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Phiến quân Houthi tại Yemen tuyên bố nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào hai cơ sở thuộc sở hữu Saudi Aramco, công ty dầu mỏ quốc doanh của Ả Rập Saudi. Các vụ tấn công đã làm gián đoạn hơn một nửa tổng năng lực sản xuất dầu của nước này, tương đương 6% sản lượng toàn cầu. Hai vụ tấn công này sẽ tạo bất ổn trên thị trường dầu mỏ và sẽ làm leo thang căng thẳng giữa Iran và Mỹ, nước đổ lỗi cho Tehran về các cuộc tấn công.

Lễ tang cựu tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe đã diễn ra tại sân vận động thể thao quốc gia Harare. Người tham dự chưa đầy một nửa khán đài; hầu hết người dân Zimbabwe quá bận rộn đối phó với tình trạng thiếu nhiên liệu và nước uống nên chẳng có thời giờ thương tiếc sự ra đi của ông. Kế hoạch chôn cất ban đầu dự kiến vào Chủ nhật đã bị hoãn lại vì gia đình ông Mugabe muốn lăng của ông phải được xây dựng xong từ trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/09/2019”