Ảnh hưởng của Phật Giáo tới văn hóa Trung Quốc

Tổng hợp và biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Phật Giáo ra đời tại Ấn Độ cách nay khoảng 2.500 năm, là sản phẩm của một cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng ở quốc gia Nam Á này.

Từ thời nhà Tần (221-206 TCN), Phật Giáo như một hệ tư tưởng, một nền văn hóa bắt đầu từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Đến thời Đông Hán (25-220 SCN) Phật Giáo bắt đầu phát triển mạnh ở Trung Quốc, có ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc tới văn hóa Trung Quốc. Kèm theo Phật Giáo còn có nhiều thành tựu văn học, nghệ thuật, thiên văn, y học, logic học … của nền văn minh Ấn Độ cũng truyền vào Trung Quốc. Ví dụ sách sử Tùy Đường có chép hơn chục tên sách y học và phương thuốc của Ấn Độ; trong Phật Giáo hệ Tạng ngữ có môn học Y Phương Minh. Những bản kinh Phật Giáo khắc gỗ mang từ Ấn Độ về đã xúc tiến sự phát triển công nghệ in ở Trung Quốc. Các ấn bản khắc gỗ cổ nhất trên thế giới nay còn giữ được đều là bản in kinh sách Phật Giáo. Continue reading “Ảnh hưởng của Phật Giáo tới văn hóa Trung Quốc”

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P2)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)

Cuộc đời Thiều Chửu-Nguyễn Hữu Kha rẽ ngoặt kể từ khi nơi ông tạm trú là ấp Đồng Tâm, xã Đồng Liên, huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên bắt đầu phát động phong trào Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Đây là một cuộc đấu tranh giai cấp long trời lở đất chưa từng thấy ở nước ta, có sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Quốc theo đường lối giáo điều không thích hợp với tình hình Việt Nam. Continue reading “Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P2)”

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đạo Phật cho rằng bất cứ sinh linh nào chịu khó tu hành tập luyện thì cũng có thể đắc đạo và thành Phật, tức Bậc Giác Ngộ. Vì thế không ai có thể biết xưa nay từng có bao nhiêu vị Phật cùng các chức vị của họ. Có lẽ Bồ Tát là những vị Phật gần dân nhất, “con người” nhất, như Quán Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát. Còn có giải thích: Bồ Tát là người đã đắc đạo có thể lên ngôi Phật nhưng tự nguyện không nhập Niết Bàn, không lên cõi Tây phương cực lạc hưởng thú vui nhàn hạ mà nán lại hạ giới để cứu giúp chúng sinh chưa giác ngộ đang còn mê hoặc chìm đắm trong bể khổ.

Từ Bồ Tát thường được dùng để gọi những người có lòng nhân ái vị tha như trời biển. Dân ta có câu tục ngữ “Của người Bồ Tát, của mình lạt buộc”. Continue reading “Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)”

Thái độ của Tổng hội Phật giáo Việt Nam sau biến cố tháng 11/1963

Tác giả: Nguyễn Đăng Hòa

Để thuận lợi cho một số bạn đọc chưa có dịp tiếp cận được các sự kiện lịch sử- chính trị tại Nam Việt Nam trong năm 1963, chúng tôi xin điểm qua về lực lượng lãnh đạo quân sự- chính trị tại Miền Nam lúc bấy giờ là Hội đồng Quân nhân Cách mạng, cũng như về các vị trong Ủy Ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo.

Hội đồng Quân nhân Cách mạng là nhóm tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa thực hiện cuộc đảo chính lật đổ nền Đệ Nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm và nắm thực quyền lãnh đạo về chính trị và quân sự suốt thời gian từ 01/11/1963 đến 26/10/1964, đứng đầu là Tướng Dương Văn Minh. Ngày 04/11/1963, Hội đồng công bố danh sách Ban chấp hành gồm: Continue reading “Thái độ của Tổng hội Phật giáo Việt Nam sau biến cố tháng 11/1963”

Ngày xuân tìm hiểu Di lặc Tôn Phật

phat di lac

Tác giả: Nguyễn Phúc Bảo Kiếm

Hằng năm, cứ đến mùa xuân hoa nở tưng bừng, trong các chùa chiền tự viện thường thấy giăng những tấm băng – rôn đề dòng chữ “Mừng Xuân Di Lặc”, trên sách báo của Phật giáo cũng thấy đưa câu này lên trang bìa một cách trân trọng. Nhiều người không phải là tín đồ Phật giáo lấy làm lạ, không hiểu vì sao lại có một mùa Xuân mang tên một vị Phật. Hỏi ra mới hay, theo kinh điển của Phật giáo thì ngày mồng Một tháng Giêng âm lịch, tức mồng Một tết Nguyên đán, là ngày Vía của Phật Di Lặc, nên Phật giáo mới kính mừng ngày này như để mở đầu cho một mùa xuân, một năm mới với ước nguyện được nương uy đức và đạo hạnh của một bậc Vô Thượng Sư mà tu học theo Chánh pháp, đem đạo hoà vào đời sống hằng ngày. Continue reading “Ngày xuân tìm hiểu Di lặc Tôn Phật”